Bệnh mốc lác (nấm mốc) ở gà là một trong những căn bệnh khiến cho gà thường bị ngứa ngáy, khó chịu, làm già yếu dần, chậm lớn, không sung mãn, vậy phải làm thế nào để có thể chữa được co gà bị lác thật hiệu quả.
Cách chữa gà bị lác
Để có thể đưa ra được những câu hỏi: Làm như thế để có thể trị khỏi mốc lác ở gà chọi thì chúng ta cần biết những tiêu điểm sau:
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh mốc lác ở gà chọi
+ Phương pháp để phòng bệnh.
+ Cách chữa bệnh mốc lác cho gà chọi.
Tác nhân gây ra bệnh mốc lác:
Gà được nuôi ở chỗ ẩm thấp, thiếu ánh nắng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Con gà chọi sau khi xoay xổ, vần tập hay đi đá độ về thường được chăm sóc qua loa và làm vệ sinh không kỹ càng dễ tạo cho con gà bị nấm da (mốc trắng) hay bị lác đồng tiền xuất hiện trên da vài ngày hay 1 tuần sau đó khi gà bắt đầu bóc tang.
Có 2 dạng gà bị mốc lác thường gặp gồm gà bị lác mặt và gà bị lác mồng.
Cách phòng bệnh mốc lác:
Sau khi làm nước cho gà sau trận đấu, gà cần được lau cho khô. Dùng rượu có nồng độ cồn cao (40 độ) phun khắp người gà và lấy khăn sạch lau khô. Sau đó phơi nắng cho gà khô hoặc lấy máy sấy tóc thổi cho bộ lông và con gà được khô đi. Tránh rửa nước muối, nếu phải rửa cho gà bằng nước muối thì phải lau cho gà khô đi, sau đó phơi nắng cho khô hay dùng máy sấy tóc thổi cho con gà hoàn toàn khô lông và thân mình trước khi cho vào chuồng.
Cách điều trị mốc lác cho gà chọi theo phương pháp cổ xưa:
Thành phần của phương thuốc trị lác và mốc mặt ở gà gồm có:
Rượu Vodkaka hoặc rượu trắng nặng độ (40 độ trở lên) , 0,5 lit
Quế vỏ 0,2kg
Củ nghệ vàng 0,1 kg
Củ gừng 0,1kgLiều lượng cách dùng;
2 vỏ quả măng cụt (không có cũng được)
Ngâm 1 tháng rồi dùng chổi lông quét (hoặc thấm vào giẻ sạch rồi lau ) lên chỗ mốc 2 ngày làm 1 lần, vừa đỏ da gà vừa chống muỗi vừa làm cho da dày lên, làm sạch mặt da, kháng khuẩn vừa dưỡng da.
Comments are closed.