Muốn nuôi Gà mau lớn vàđá hay, bạn cần có một mô hình nuôi gà đá chuyên nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm điều này, hãy đọc bài viết này. sv388.club sẽ chia sẻ cho các bạn một “mô hình nuôi gà chọi Bình Định”.
CHỌN GÀ TRỐNG/ MÁI ĐÁ HAY?
Đối với gà mái: từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoài hình, thể chất khoẻ mạnh, tính hung dữ và một một số đặc điểm ngoại hình tốt thì sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng sẽ được kiểm định qua vài lứa, nếu cho ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì sẽ tiếp tục được sử dụng để nhân giống, nếu không thì sẽ bị loại bỏ, chuyển sang giết làm thịt.
Đối với gà trống:
Con nào có ngoài hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được sử dụng để huấn luyện, trong suốt quá trình này thì người ta sẽ tiếp tục lựa chọn theo các tiêu chí:
Khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ.
Thế đánh hay, đòn đá đẹp, hiểm.
Khả năng tránh đòn tốt, phản xạ nhanh.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trong lúc nở ra.
Cho đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng hơn 1000 con già trống được tuyển chọn, để huấn luyện và sử dụng là gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Gà chọi có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục, trung bình mỗi hiệp dài khoảng 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút. Nhiều gà chọi thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở đây mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận trong cả nước
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao nên thường được chuộng và có giá trị cao hơn mái.
Đặc điểm ngoại hình của gà chọi Binh Định:
Về ngoại hình gà chọi Bình Định tướng đô, xương và cơ bắp rất to, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn , lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà chọi bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Màu sắc của lông, da gà chọi:
Màu sắc của gà chọi khá đa dạng, đậm hay nhạt tùy theo màu lông và cơ thể từng con. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tỷ lệ 50 – 60%.
Màu lông thường đi kèm với tên ghà chọi:
Đen tuyền, hay gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ rất cao.
Lông gà đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.
Màu lông xám tro gọi là gà Xám.
Màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
Màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.
Màulông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.
Ngoài ra, còn có một số gà chọi có màu lông đốm trắng.
Màu mỏ gà chọi:
Mỏ của gà chọi có màu sắc rất đa dạng, nhưng đa số là màu trắng ngả vàng hặc vàng nhạt.
Màu chân gà:
Vảy ở bàn chân và các ngón chân gà chọi cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
Màu da:
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
Chỉ tiêu của Trống Mái gà chọi Bình Định:
Dài thân (cm) 22 20
Vòng ngực(cm) 41 31
Dài lườn (cm) 13,5 12
Sâu ngực (cm) 15,75 13,5
Cao chân (cm) 31,5 25
Dài đùi (cm) 17,5 11,5
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi:
Theo truyền thống, gà chọi Bình Định là một trong những loại gà được nuôi dưỡng từ thức ăn tự nhiên dạng nguyên như: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,….
Ngày nay, người ta đã sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để chế tạo thức ăn cho già ở giai đoan theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 – 5 giờ chiều.
Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
cám gạo : 10%
bắp : 20%
lúa : 30%
Cá tươi nấu chín : 20%
Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:
Lúa : 0.25 kg.
Rau, giá : 0.10 kg.
Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Quản lý huấn luyện gà thi đấu
– Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.
– Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Comments are closed.