Thường thì những người chơi gà thường rất kén chọn trong việc lựa chọn gà chọi. Sở hữu được một chú gà là chuyện đơn giản, nhưng phải huyến luyện nó ra sao để nó có thể trở thành một con gà đòn ưng ý là một điều không hề đơn giản chút nào. Sau đây mình xi n chia sẻ vài cách huấn luyện gà đòn, để gà của chúng ta có có những trận đấu sung sức và tốt hơn.
Quá trình chăm sóc gà chọi nên nhớ
Đối với gà trống: Thời gian khoảng gần một năm là gà đã trưởng thành, tuổi vừa đủ để đá. Khi gà trưởng thành, người nuôi sẽ nghĩ ngay đến chuyện cắt tích, cắt tai, sớm bỏ những miếng da vô nghĩa không tác dụng. Sau khi cắt tích gà xong, gà cần được thả ra sân cho sung sức rồi lại nhốt lại cho ăn uống phủ phê, lúc thì đãi sạch trấu, nước mưa phải thật trong, thỉnh thoảng cho gà phải cho ăn rau, cá, thịt, trứng và nhất là cà chua, thì sức gà mới sung và bề ngoài gà mới đẹp.
Khi gà đã lành mạnh,phục hồi hoàn toàn, cần lựa một ngày ráo trời đem sổ thử để tìm hiểu thế đá gà, có món hay nghề gì xuất sắc, nước chịu đòn cho ra sau, về khuya chống trả như thế nào thì cần được theo dõi. Người chơi nên nghiên cứu sao cho kỹ để sau dễ lựa gà cặp độ. Nếu là dạng “gà đòn”, sau đó cứ thả nó vào chuồng riêng nuôi thúc (dưỡng), cho ăn các thứ tẩm bổ, điều độ là rất cần thiết. Tập sổ thử như thế khoản chừng vài kỳ, mỗi kỳ cách nhau khoảng nửa tháng, là có thể đem gà đi đá ngay sau khi nuôi thúc tốt.
Nếu muốn thành “gà cựa”,thì như thế chưa đủ, vì cựa chưa dài, chưa biết tung ngọn cước hay múa lưỡi dao cần phải chờ đúng tuổi là khoảng 16 hay 17 tháng trở đi, khi ấy mới biết được nó là thứ dữ hay thứ vừa. Cũng chẳng nên cho gà sổ quá nhiều vì sau này gà nó sẽ quen tật lúc nó còn đang được tơ, chỉ nên cho đá một chập rồi lôi thôi không chịu đá nữa, thêm phiền mệt.
Khi rảnh rang thì mới nghĩ đến chuyện hớt lông, lông nách, lông đầu thì hớt sạch tróc, còn lông cổ thì nên chừa lại một túm sát cần, chỗ ấy được cho là chỗ nhược, da non, phải có lông che kín, cần xén lông dạ ở dưới, chừa khoảng năm ba sợi che đít. Nơi đùi thì nên hớt trọn chừa đủ mấy sợi đỡ lạnh, vế non và ba sườn làm cho sạch trơn,bóng, cho nghệ mau thấm, khi đá nếu bị đâm thì biết ngay kết quả. “Làm lông” xong rồi, thì nên có những thời kỳ huấn luyện dưới đây.
1, Thoa rượu thuốc
Tìm một thứ rượu như thuốc bóp, dùng khăn ướt nhám chấm và thoa khắp thân thể gà, thoa vài đôi ba lượt, sau đó thả gà ra sân úp bội phơi nắng dịu, mai lại tắm và thoa, làm như thế đôi ba lượt.
2, Đi hơi
Lúc đang cho sổ gà,nên lấy vải dầy bịt kĩ mặt, bịt mỏ, chừa 2 mắt, bịt cựa, bịt thới, lúc đá không cho gà cơ hội thể mổ cắn được chỉ “nạp xạ” chân không, tập như thế lâu ngày rồi, cốt là cho gà bền sức là được, lâu mệt, giỏi “nạp xạ” hoặc giỏi “quăng” là rất tốt.
3, Chạy lồng
Thử nhốt gà trong lồng, để hai con gà thấy nhau, nhưng không cho gà đá được, (tương kiến bất tương đả) hai con gà gặp nhau sẽ phẫn nộ, đá bóng nhau,làm như thế cốt cho gà bền chí,quyết chiến đấu với quyết tâm cao .
4, Om gà
Nên lấy nồi đất, đựng ít nước tiểu pha với rượu thuốc, nấu sôi, rồi lấy vải bọc rau ngải cứu và củ nghệ dằm nát, chấm nước tiểu thuốc, bóp sơ sơ cho nước ấy ra bớt, rồi dùng túi ấy ép trên tạo thương tích ở mình gà, gà chọi sẽ mau lành những vết thương khi đá sau này và vết thương hiện có, đồng thời giúp cho thêm da xương cứng chắc.
5, Vô nghệ
Những loại nghệ tàu, để lâu ngày sẽ cứng như đá, có bán tại các tiệm thuốc bắc là tốt nhất, bằng không thì dùng nghệ ta, nghệ già mới tốt. Sau khi sổ, nên tắm cho gà sạch sẽ xong, lấy nghệ ra mài ra như bột và ngâm gồm: củ nghệ + củ quế chi + cho thêm một ít nước lạnh + cho thêm một chút thuốc bóp + một chút nước tiểu con trai + nửa phần rượu đế + có thể cho thêm một chút muối bọt + một chút phèn chua tán nhỏ ngâm chung với vài cái đinh sét.
Sau đó chúng ta lại trộn lại sền sệt như hồ, dùng loại bàn chải cọ sát vào da gà, chấm nước nghệ khi chà vào gà, nên thoa luôn cả cẳng.
Trên đây là cách huấn luyện gà đòn cổ truyền được áp dụng từ xa xưa, mình mong bài viết này sẽ giúp ích cho người đọc.
Comments are closed.