Nắm được cách làm chuồng gà đúng quy chuẩn sẽ cho gà đá có được chỗ sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, giúp chúng phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn.
Có nhiều loại chuồng gà đá khác nhau, tuỳ vào điều kiện và mục đích của mỗi người mà nên xây/ làm môi hình chuồng gà khác nhau. Dưới đây là tất tần tật về cách thức làm chuồng gà đá cơ bản, nên sử dụng nguyên liệu gì làm chuồng ( tre, sắt, gỗ, gạch….), những mô hình chuồng trại quy mô lớn nhỏ, các mẫu chuồng đẹp ( có hướng dẫn chi tiết và hình minh hoạ) . Cùng theo dõi nhé.
Hướng dẫn làm chuồng gà đá đúng tiêu chuẩn
4 bước làm chuồng gà tại nhà đơn giản
Có 4 bước chính giúp bạn xây dựng được khu vực nuôi gà chuẩn chí nhất, tạo điều kiện cho gà phát triển thuận lợi.
- Thứ nhất, xác định số lượng gà cần nuôi: Mỗi con gà, lý tưởng nhất sẽ cần khoảng 30-50cm không gian. Có được số lượng gà, nhân với con số này thì sẽ xác định được diện tích chuồng cần có
- Thứ 2, thiết kế chuồng gà: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình làm chuồng cho gà. Có nhiều dạng chuồng gà khác nhau cho anh em lựa chọn như chuông 2 tầng, chuồng úp bội, chuồng mở thoáng mát, chuồng kín…. Điều quan trọng nhất là chọn loại chuồng phù hợp với không gian nơi nuôi nhốt gà cũng như khiến gà thoải mái nhất. Làm chuồng phù hợp kích thước, chuồng nhỏ cho gà con và chuồng lớn hơn cho gà trưởng thành.
- Thứ 3, chuẩn bị nguyên liệu: Khi đã chọn được thiết kế, cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cũng như công cụ cần thiết để xây chuồng. Các nguyên liệu hay sử dụng gồm có sắt, tre, lưới, gỗ, ống nước… Ước ính số nguyên liệu cần làm dựa trên diện tích và không gian chuồng cần làm
- Thứ 4, dựng chuồng: Sử dụng các nguyên liệu đã có, làm chuồng theo thiết kế.
7 bước thiết kế chuồng gà đúng tiêu chuẩn
Như đã nói ở trên, bước thiết kế là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm chuồng gà. Làm tốt khâu này quyết định đến 70% việc xây dựng chuồng cho gà. Có 7 bước chính để thiết kế chuồng đúng chuẩn:
- Chọn nguyên vật liệu (tre, nứa, gỗ, lưới, sắt, gạch… )
- Diện tích chuồng gà: Tuỳ theo số lượng nuôi nhốt
- Thiết kế khu vực ngủ cho gà: Phải cao hơn hẳn mặt đất, nên tạo các thanh ngang trong chuồng để cho gà có diện tích bay nhả
- Làm cửa thông gió: Có thể mở đóng dễ dàng, thuận tiện nuôi gà trong mọi mùa và mọi điều kiện. Nếu làm chuồng xây kiên cố thì cần làm thêm cửa xông hơi
- Cửa chuồng gà; Có thể tiện để khay đồ ăn, làm cửa kéo…
- Chuồng cần cách nhiệt tốt
- Nếu nuôi gà để trứng thì cần làm thêm tổ cho gà mái
Những mô hình chuồng gà cơ bản
Làm chuồng gà cần quan tâm đến quy mô nuôi gà. Nếu nuôi nhiều cần làm chuồng lớn, còn nếu nuôi ít thì có dạng chuồng mini hoặc nhốt bội.
Kỹ thuật làm bội úp cho gà đá.
Bội úp là dạng chuồng gà chọi bằng sắt nhỏ. Bội là vật gần như không thể thiếu đối với mỗi người nuôi gà chọi bởi đây khong chỉ là nơi nhốt gà mà còn được sử dụng để tập luyện cho gà dai sức, tăng đô chiến đấu.
Bội úp cho gà có khá nhiều kích thước cũng như nguyên liệu khác nhau nhưng nhìn chung dạng bội cao tầm 50cm làm bằng sắt là được ưa chuộng hơn cả. Bội có thể tự làm khá dễ hoặc mua ở các cơ sở bán dụng cụ nuôi nhốt với mức giá chỉ tầm 100- 300 tuỳ vào chất lượng.
Nhốt gà trong bội giúp người nuôi khá thuật tiện di chuyển gà. Tuy nhiên,cũng không nên nhốt bội quá lâu khiến chúng cuồng chân, giảm sức bền. Nếu muốn nuôi gà trong bội thì cần thả chúng ra ngoài thường xuyên để đi lại.
Cách làm chuồng gà mini
Chuồng gà mimi la dạng chuồng khá được ưa chuộng ở nước ngoài và nay đã lan đến Việt Nam. Nếu bạn chỉ nuôi từ 1- 2 con gà thì nên làm loại chuồng này cho chúng.
Chuồng gà dạng này rất đa dạng. Tuỳ theo sở thích mà làm. Làm tại gia thì có thể sử dụng tất cả các nguyên liệu trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước không dùng đến… Khi làm chuồng mini ban cần chú ý thiết kế đầy đủ 2 phần: Lợp ( bằng gỗ, nhựa hay sắt…) và phần hở quây bằng lưới để gà có không gian hoạt động cho cả ban ngày cũng như ban đêm.
Chuồng gà 2 tầng
Chuồng gà 2 tầng cũng là giải pháp khá hay có những người không nuôi quá nhiều gà. Hơn hết, thiết kế chuồng 2 tầng giúp vệ sinh dễ dàng, tránh cho gà những bệnh tật không đáng có. Gà ngủ đủ cao sẽ khoẻ mạnh hơn đồng thời, chúng còn có thể tập luyện mỗi ngày bằng việc leo lên, xuống chuồng.
Với thiết kế chuồng gà 2 tầng, bạn nên sử dụng sắt hoặc gỗ làm nguyên liệu chính để chuồng luôn chắc chắn.
Làm chuồng nuôi gà đó số lượng nhỏ
Nếu bạn nuôi gà với số lượng không quá lớn thì nên cho mỗi con có một không gian riêng để đảm bảo sự phát triển cho chúng. Nếu có điều kiện nên xây dựng chuồng bằng gạch là cách tốt nhất.
Mỗi chuồng cần có đủ không gian rộng rãi và cao ráo để gà có thể tự do đi lại, bay nhảy nếu muốn. Thường thường, diện tích mỗi chuồng nên rơi vào 1x2m hoặc 1x4m2. Rộng hơn thì càng tốt. Các chuồng cần có vách ngăn kín để tránh gà gây nhâu khiến toè mỏ, hư cẳng…
Chuồng nuôi phải ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh sinh sôi mầm bệnh xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Mô hình chuồng gà số lượng lớn
Nếu nuôi nhốt gà chọi số lượng lớn thì những loài chuồng kể trên khó có thể đáp ứng được. Trường hợp này, bạn cần áp dụng mô hình dãy chuồng. Nên xây chuồng với hai dãy song song cùng 1 lối đi ở giữa. Có thể kế hợp xây 2 tầng để tăng thêm diện tích.
Mô hình chuồng dạng này nên xây dạng chữ nhật chiều dài 1.5 – 2m, chiều rộng từ 0.8 – 1m. Mỗi tầng cách nhau tầm 50 cm. Phần trên chuồng gà có mái che chắn. Nếu muốn làm thoáng thì sử dụng lưới bao quanh. Mặt chuồng cần có đất nên nhằm tránh làm hại tới chân gà.
Cách làm chuồng gà theo từng nguyên liệu phổ biến
Làm chuồng gà bằng tre – đan bu gà chọi
Bu gà là dạng lồng úp dân gian được làm bằng tre. Đây là dạng chuồng gà có chi phí rẻ nhất,. Cách đan bu gà bằng tre cũng khá đơn giản, ai cũng có thể tự làm.
Tuy nhiên, về lâu về dài thì xây chuồng kiên cố vẫn đảm bảo hơn trong việc chăm sóc gà đá.
Cách làm chuồng gà bằng lưới
Quây gà trong chuồng lưới là biện pháp được nhiều người nuôi gà sử dụng bậc nhất hiện nay. Chuồng lưới có ưu điểm là thoáng khí, rấ dễ dàng vệ sinh
Làm chuồng gà bằng lưới cũng là một trong những mô hình dễ thực hiện nhất. Bạn có thể tận dụng khoảng đất trống có sẵn, rồi quây quanh chúng bằng lưới. Có thể làm thêm mái bằng dỗ để đảm bảo kiên cố hơn.
Chú ý, địa điểm xây chuồng lưới nên cáo mặt bằng cao ráo. Đặc biệt phải tránh nơi ẩm ướt nếu bạn không muốn chiến kê của mình nhiễm lạnh hay mắc các bệnh khó chữa. Nếu có thể thì nên lát nền chuồng bằng xi măng có thêm hệ thống thoát nước khoa học nhằm bảo vệ gà an toàn nhất.
Sử dụng gỗ làm chuồng gà
Làm chuồng gà bằng gỗ sẽ tiện chăm sóc gà hơn. Chuồng gỗ cũng là dạng chuồng khá dễ di chuyển và thiết kế. Thường thì chuồng gà bằng dỗ sẽ được xây với kích thước rộng 2-3m, dài 3,5m. Mái chuồng lợp bằng gỗ hay các loại lá dừa, cọ… Ngoài ra, nhiều người cũng tận dụng tre, nứa để làm sàn.
Nên làm chuồng gà ở gần nhà bếp và quay cửa chuồng về hướng đông nam hay nam là tốt nhất.
Chuồng gà xây bằng gạch khép kín
Chuồng gà xây bằng gạch kiên cố vẫn nên là lựa chọn số 1 nếu như bạn có điều kiện và nhất là khi bạn nuôi gà với số lượng nhiều.
Nguyên liệu chính để làm chuồng khép kín này là gạch. Gạch được xây kín khoảng 1/2 căn chuồng, phần còn lại quây bằng lưới sắt cho thoáng mát. Độ cao chuồng rơi vào tầm 2m trở lên còn kích thước thì tuỳ vào số lượng nuôi mà lựa chọn.
Chú ý, xây chuồng kiên cố vẫn nên làm nền chuồng êm và xốp nhằm bảo vệ đôi chân cho gà nhé.
Tuyển tập các mẫu chuồng gà đẹp
Những lưu ý khi xây chuồng cho gà chọi
Để làm được chuồng gà chọi tốt nhất, đạt đủ tiêu chuẩn mà vẫn tiết kiệm chi phí thì người nuôi gà cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo chuồng cách mặt đất ít nhất là 70cm – tức là gà sẽ không bị ướt khi trời mưa, đồng thời chúng cũng có nhiều diệu tích di chuyển hơn và cũng tránh được các loài nguy hiểm như rắn, cáo…
Thứ hai, làm chuồng phải đảm bảo được hoạt động của chúng và cần thuận tiện để làm vệ sinh,.
Thứ ba, hệ thống chuồng trại mô hình lớn nhất thiết phải có hệ thống xông hơi, chắn gió đầy đủ. Đảm bảo cho gà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Thứ tư, khu vực nuôi nhốt phải đầy đủ ánh sáng. Làm mái chuồng cao ráo, hơi nghiêng,mái nhô ra bên ngoài, không để tinh trạng mưa hắt vào chuồng xảy ra.
Thứ 5, bên cạnh chuồng nên cho một bãi chơi và luyện tập bằng đất cho gà, hạn chế việc gà bị tổn thương do tiếp xúc với bê tông hay sắt quá lâu.
Thứ 6, khoảng cách hai chuồng đối diện nên cách nhau ít nhất 2-3 thước.
Nhìn chung, làm chuồng gà phải đảm bảo yêu cầu về sự thoải mái, ấm áp vào mua đông, thoáng mát vào mùa hè, không bị quá nắng hay mưa hắt. Gà trong chuồng cần có đủ không gian, tránh bị tù túng. Có như vậy mới đảm bảo gà sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
Xem video hướng dẫn làm chuồng chi tiết
Những vấn đề bên lề cần biết khi làm chuồng gà đá
Nền chuồng cho gà đá
Đối với gà đá, đối chân là bộ phận vô cùng quan trọng, chính vì thế, khi xây dụng chuồng trại cần chú ý làm nền chuồng thoải mái nhất cho đôi chân của chúng.
Phần nền chuồng cho gà đá phát thiết kế êm xóp, dễ dàng đi lại thoải mái, tránh việc gà bị sưng cụm bàn. Nên phủ một lớp cát mỏng khoảng 2-3 cm. Bên cạnh đó, đế sàn cũng cần có lỗ thông khí nhằm thoát hơi nước mỗi khi trời ẩm ướt.
Xem hướng làm chuồng
Điều kiện thời tiết Việt Nam nhìn chung là nóng ẩm,mưa nhiều, Vì vậy hướng xây chuồng gà hợp lý nhất là Đông Nam. Đây là hướng đón gió mùa hè mát mẻ và tránh gió trong mùa đông.
Không nên đặt chuồng xoay sang hướng bắc hay chính nam bởi có thể khiến gà bị lạnh khi đón gió quá nhiều.
Chi phí làm chuồng gà
Tuỳ thuộc vào nguyên liệu dựng chuồng mà sẽ ước tính được cần bỏ ra chi phí bỏ bao nhiêu. Thường thì chuồng gà mini, bội úp, chuồng lưới chỉ tốn khoảng từ vài chục ngàn đến 2-3 trăm ngàn. Còn với chuồng xây kiên cố thì sẽ có mức chi phí cao hơn. Dao động trong khoảng vài triệu đồng.
Trên đây là tổng hợp mọi vấn đề liên quan đến việc làm chuồng cho gà. Hy vọng chúng giúp ích được anh em nuôi gà.
Comments are closed.