Bệnh đậu gà – gà nổi trái ( tên tiếng Anh là Fowl pox) là một bệnh truyền nhiễm khá thường gặp ở gà. Bệnh do virus nhóm pox viruses đến từ ruồi, muỗi truyền trung gian khi gà bị đốt. Bài viết dưới đây đem đến cho bạn cái nhìn khách quan nhất về bệnh đậu gà bao gồm nguyên nhân, biểu hiện ( có hình ảnh trực quan), cách phòng và trị bệnh…
Khi gà bị bệnh đậu, chúng sẽ bị lên hạt ( dạng nước hoặc cứng), sau đó có thể lở loét, giảm cân, giảm cơ, biến chứng nặng hơn là dẫn đến mù mắt, viêm phổi và có thể tăng tỷ lệ tử vong ở gà.
Bệnh đậu gà khá dễ lây lan trong đàn gà, vì vậy, hãy giúp gà được sống trong điều kiện tốt nhất, đầy đủ ánh sáng và độ ẩm không quá cao để phòng tránh căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến gà bị nổi trái ( lên đậu)
Bệnh đậu ở gà lây có nguyên nhân chính là do gà bị nhiễm loại virus thuộc nhóm pox viruses – Đây là virus có thể tồn tại trên cơ thể các loại ruồi, muỗi hoặc ký sinh trùng khác ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau ( khô hanh hay ẩm ướt, nóng hay lạnh).
Gà thường nhiễm bệnh do các loài vật trung gian – côn trùng, ruồi, muỗi khi bị cắn, chích. Bên cạnh đó, do loại virus này có thể tồn tại rất lâu ở mọi loại môi trường nên gà cũng có thể bị mắc bệnh bởi chính nguồn thực phẩm hay nguồn nước ở môi trường xung quanh.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm cao nếu gà khoẻ nhưng da bị xước mà tiếp xúc với gà bệnh.
Biểu hiện bệnh của bệnh đậu gà
Khi bị nhiễm virus đậu gà, gà sẽ có giai đoạn ủ bệnh từ 4- 10 ngày.
Những dạng bệnh đậu gà cơ bản
Có hai dạng bệnh cơ bản đó là đậu gà khô và đậu gà dạng ướt
- Bệnh đậu gà khô: Gà sẽ bị lên trái đậu mọc ở niêm mạc, họng, thanh quản…. gà sẽ bị ho hay có vảy ở mỏ. Đậu sẽ khiến gà ăn uống và thở rất khó khăn. Biểu hiện khác của gà là mắt dần lồi ra, sưng mặt, phù thũng. Nặng hơn, gà sẽ bị chảy nước mũi đặc, mặt sưng rất to. Thường thì nếu bệnh trở nặng, khả năng gà chết sẽ rất cao.
- Bệnh đậu gà dạng ướt: Ở dạng này, trái đậu sẽ nổi lên trên gà của gà đặc biệt có thể thấy rõ ở những nơi không có lông như cánh trong, mào, mép, hậu môn, chân… Khi mắc bệnh, gà sẽ không muốn ăn uống, hãy lắc đầu, có các mụn vẩy ở mỏ. Thể đậu nước này không quá nghiêm trọng, nếu chữa trị đúng cách thì rất ít trường hợp gà bị chết.
Có một số trường hợp, gà có thể mắc hai dạng đậu kết hợp.
Thời gian nào gà hay mắc bệnh đậu?
Thường thì với thời tiết Việt Nam, những thời điểm hay mắc bệnh nhất ở miền Bắc là vào cuối đông, đầu xuân. Với các tỉnh miền nam, gà sẽ hay mắc bệnh đậu và mùa mưa. Lý do là nhừng thời điểm này thời tiết ẩm thấp, là lúc các loại virus và ruồi muỗi rất dễ sinh sôi phát triển. Hãy để ý tời gà bằng cách cho chúng ở tại những nơi khô ráo, thoáng mát nhé.
Hình ảnh bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà có lây sang người không?
Bệnh đâu gà hoàn toàn không lây sang người, tìm hiểu thông qua video dưới đây.
Phòng bệnh đậu cho gà chọi
Bệnh đậu gà là một loại bệnh khá nguy hiểm, vì thế, nếu muốn gà của bạn khoẻ mạnh, hãy thực hiện những biện pháp phòng trừ như sau:
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho gà chọi hợp vệ sinh và đảm bảo đủ chất. Thường xuyên bổ sung các thuốc bổ trợ cho gà như vitamin, điện giải, thuốc bổ trợ lực, tăng cơ nhằm giúp gà có sức đề kháng tốt nhất
- Tiêu diệt mầm bệnh bằng cách phun thuốc sát trùng, diệt muỗi 1 tuần 1 lần.
Cách dùng Vác xin phòng bệnh đậu gà
Sử dụng vacxin đậu gà để phòng bệnh cho gà khi chúng đạt từ 7-10 và 122 ngày tuổi. Sử dụng đơn giản, bằng cách pha viên vacxin cô đặc với nước muối sinh lý, lắc đều. Sau đó, sử dụng kim chích, chích tại vùng da mỏng ( mặt trong của cánh) cho gà là được
Cách chữa bệnh đậu ở gà chọi
Thuốc chữa bệnh đậu gà hiệu quả
Hiện chưa có thuốc đặc trị bởi bệnh này do virus gây ra. Khi gà bị bệnh, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm.
Với những nốt đậu ngoài da thì sử dụng thuốc sát trùng nhẹ Xanhmethylen bôi lên. Nếu nốt quá lớn thì dùng dao nạo bỏ sau đó bôi thuốc.
Ngoài ra, sử dụng các loại kháng sinh như Genta- costrim, Amoxycol, Ampicol trộn với thức ăn cho gà dùng liên tục từ 2-5 ngày, ngày 2 lần.
Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng các loại thuốc gà đá nhằm trợ lực và tăng sức đề kháng ( Vitamin A, B Complex, vitamin C…) nhằm giúp chúng nhanh chóng hồi phục trong quá trình điều trị.
Kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà từ bài thuốc dân gian
Ngoài cách chữa bệnh bằng thuốc tây thì bạn còn có thể tham khảo một số mèo chữ dân gian sau:
Trị đậu gà nhỏ
Sử dụng mực chữa đậu ( mua ngoài hiệu thuốc) để bôi cho gà khoảng 4 lần 1 ngày thì đậu sẽ lặn nhanh chóng.
Để đảm bảo bệnh không trở nặng cũng như lây lan sang gà khoẻ thì nhớ nên nhốt riêng chúng ra nhé.
Trị gà bị nổi trái lớn.
Bạn nặn nhân của trái đậu cho gà, sau đó, sử dụng thuốc mỡ và tetrasilin ( thuốc của người) nghiền trộn với nhau bôi lên vùng vết đậu để qua ngày, Hôm sau rửa lại bằng nước sạch và thực hiện bôi khoảng 4 lần thì khỏi.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh đậu ở gà. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn. Chúc chiến kê của bạn luôn khoẻ mạnh.
Comments are closed.