Một số thuật ngữ đá gà, chọi gà thông dụng. Trong giới đá gà mà các sư kê nhất định phải biết. Đặc biệt là các sư kê mới bắt đầu nuôi gà chọi, chơi đá gà. Các thuật ngữ đá gà, chọi gà mà khi nuôi gà hay đem gà đi đá. Các sư kê sẽ gặp rất nhiều.
Thuật ngữ đá gà, chọi gà khi nuôi gà chọi
Đi hơi
Đi hơi hay vần hơi, xoay hơi, xô hơi, quần hơi gà chọi. Là việc chuẩn bị cho gà chọi bắt đầu các bài tập thể lực đá gà, chọi gà. Việc vần hơi được bắt đầu vào lúc gà chọi được khoảng 7- 8 tháng tuổi.
Gà chọi đi hơi sẽ được bịt mỏ và cựa, một số sư kê chỉ bịt mỏ. Để không có thể dùng mỏ để mổ đối thủ được khi chọi gà. Cũng như không thể cắn lông lấy đà để đá, chọi gà. Chúng phải dùng sức ở chân, cổ và mình để đẩy, đề đối phương.
Việc vần hơi, đi hơi gà chọi. Giúp cho gà chọi tăng sức bền và có thể biết tự xoay sở. Điều này còn giúp cho sư kê biết được tính cách của gà chọi. Hợp với những trận đá gà đòn dài hơi hay là đá gà cựa nhanh chóng.
Chạy lồng
Chạy lồng là một hình thức huấn luyện gà chọi. Sư kê thường nhốt gà phu trong một cái bội tre (lồng tre). Bên ngoài chụp lên trên bằng một cái lồng tre có kích thước lớn hơn. Rồi tìm thả gà chọi ở bên ngoài.
Khi hai con gà chọi nhìn thấy nhau. Gà chọi sẽ sung lên và tìm cách tấn công gà phu. Nhưng bị lồng tre cản trở nên chỉ có thể chạy xung quanh lồng tre. Việc đi hơi, vần hơi gà chọi là bài tập nâng cao sức khỏe. Độ dẻo dai và cơ bắp ở phần chân, đùi của gà chọi cho việc chọi gà.
Vô nghệ
Vô nghệ là việc bôi một lớp nghệ trộn với các bài thuốc vào da gà. Việc này giúp da gà chọi đỏ và dày lên. Giúp làm giảm tác động của các đòn đá từ đối thủ. Mỗi sư kê có một bài thuốc vô nghệ cho gà chọi riêng. Các sư kê có thể tham khảo thêm cách vào nghệ cho gà chọi.
Dầm cán
Dầm cán là việc các sư kê giúp chân gà săn chắc hơn. Nhờ vào việc ngâm chân gà vào một vào thuốc ngâm chân gà chọi trộn với nước muối. Một số sư kê còn trộn chung với nước tiểu. Vì cho rằng nó có tác dụng giúp chân gà chọi, ngón chân, quản gà chắc. Khi ra đòn đau hơn.
Quần sương
Quần sương là việc sư kê cho gà chọi hoạt động vào sáng sớm khi trời còn sương. Vì cho rằng việc tập luyện, hoạt động dưới sương sớm. Đập cánh, tập gáy, vươn vai. Sẽ làm gà chọi khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Om gà
Việc tắm rửa, xông hơi bằng nước trà xanh, các bài nước thuốc. Được kết hợp bởi các thành phần thuốc nam như gừng, ngải cứu… Để da gà bóng khỏe, xương cốt gà chắc khỏe. Và đặc biệt là tránh được các bệnh gà chọi thường gặp có liên quan đến da. Như gà bị mốc trắng, gà bị côn trùng kí sinh. Điều này rất có lợi cho gà chọi khi chọi gà.
>> NÊN XEM: Cách huấn luyện gà đá hay, giai sức khi đá gà
Thế nào gọi là một nước, nước đòn
Một nước hay một nước đòn là cách đo thời gian của một hiệp chọi gà. Có hai cách tính như sau:
Cách 1: Dùng một lon đục dưới đáy một cái lỗ nhỏ. Sau đo cho lon rỗng vào thau nước. Khi nước tràn đầy lon làm lon chìm xuống thì hết một hiệp đá gà, chọi gà.
Cách 2: Thay vì cho lon vào thau (chậu) nước thì người ta cho nước vào trong lon. Khi nước chảy hết thì hết một hiệp đá gà, chọi gà.
Đây là cách tính thời gian một hiệp đá gà có từ xưa. Hiện nay thì người ta thường quy định là 10 phút. Có thể thay đổi tùy từng vùng. Chứ không nhiều nơi còn dùng cách dùng lon nước nữa. Tuy vậy cách nói vào nước, nước đòn vẫn được các sư kê sử dụng.
Vào nước cho gà khi chọi gà như thế nào
Vào nước cho gà là một việc rất quan trọng mà sư kê cần phải biết. Khi đem gà đi đá gà, chọi gà. Một số trường gà không cho sư kê tiếp xúc với gà chọi trong quá trình chọi gà. Tuy nhiên một số trường gà lại cho sư kê vào nước cho gà chọi.
Việc vào nước là sư kê nhanh chóng phục hồi cho gà sau một hiệp. Để gà chọi tỉnh tảo, bớt mệt và được chữa thương do đối thủ gây nên. Việc vào nước khi chọi gà cần phải được làm nhanh chóng. Đòi hỏi sư kê phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt.
Các công việc vào nước khi chọi gà
- Gà chọi mệt, đầu gục xuống có máu bầm. Sư kê cần ngậm nút hết máu bầm ở đầu gà chọi ra. Rồi hà hơi giữ ấm cho gà.
- Gà chọi lạnh run, da tái. Dùng miệng ngậm lấy vùng da cổ gà. Nút máu bầm nếu có và hà hơi để máu huyết lưu thông. Gà được ấm hơn.
- Gà bị đối thủ đâm lủng diều. Dùng kim chỉ may vết thương tạm thời để gà tiếp tục hiệp mới. Nếu như gà chọi còn sức chiến đấu.
- Gà chọi bị cắn hoặc bị đâm rách da, rách mắt. Dùng kim chỉ để may vết thương tạm thời. Nếu như vết thương lớn.
- Gà bị gãy lông cánh hoặc lông đuôi. Nếu có đủ thời gian và nhanh tay thì sư kê có thể kết lông cho gà chọi.
Một số thuật ngữ về các bài tập huấn luyện gà chọi
Các thuật ngữ đá gà, chọi gà được tham khảo từ nhiều nguồn và sư kê khác nhau. Đặc biệt một số thuật ngữ được các sư kê chơi các giống gà ngoại sử dụng nhiều.
Tiền biệt dưỡng (pre – conditioning)
Đây là giai đoạn trước khi biệt dưỡng gà chọi. Các sư kê thường áp dụng việc om gà, vào nghệ ở phía trên. Để gà chọi tăng sức khỏe và sự dẻo dai. Trước khi vào thời gian huấn luyện cường độ cao hơn. Cho các trận đá gà, chọi gà.
Biệt dưỡng (Conditioning)
Việc chăm sóc đặc biệt cho gà chọi trong thời gian trước trận chọi gà. Hoặc lúc gà chọi bị thương, gà chọi cần làm sung. Việc biệt dưỡng gà chọi trong nước chưa được chú ý. Nhưng đối với sư kê và giới chơi đá gà nước ngoài. Việc biệt dưỡng gà chọi rất được quan tâm.
Có những người còn chuyên biệt dưỡng gà chọi cho các sư kê. Để đảm bảo gà chọi sung sức nhất, đá khỏe, linh hoạt và tinh thần tốt nhất. Giữ vững được phong độ đá gà của mình. Trước các trận đá gà, chọi gà.
>> NÊN XEM: Cách biệt dưỡng gà chọi sung sức trong 6 tuần
Ốp gà (poiting)
Ốp gà là việc chăm sóc đặc biệt cho gà chọi. Sau giai đoạn biệt dưỡng cho các trận chọi gà. Đây là thời điểm gà đủ pin, gà chọi tới độ. Hoặc gà đá cựa sắt tới pin như nhiều người vẫn nói. Thời gian này, dinh dưỡng, sức bền, độ nhanh nhạy là điều được quan tâm hơn hết.
Phương pháp dưỡng
Đối với phương pháp dưỡng gà chọi cho quá trình biệt dưỡng gà chọi. Sư kê thường áp dụng hai phương pháp sau. Để gà chọi có phong độ tốt nhất khi tham gia chọi gà tại sới.
- Dưỡng thể (physical conditioning): hoạt động huấn luyện gà chọi tập trung vào các bài tập thể chất. Như tập bay, xổ gà, vần gà, tập chạy, …
- Dưỡng tâm (metal conditioning): hoạt động nâng cao sự linh hoạt, nhạy bén và phản xạ của gà chọi. Cho gà chọi là quen với nơi đông người. Làm quen với tiếng ồn ào và màu sắc tại trường chọi gà, …
Xổ gà
Xổ gà là việc cho gà chọi tập các bài tập đá, đập cánh. Việc xổ gà có hai cách là dùng gà phu hoặc sư kê xổ gà bằng tay. Việc xổ gà giúp sư kê biết được khả năng của gà chọi. Lối đá của gà chọi khi chọi gà.
Xổ gà với gà chọi, gà phu
Sư kê cho hai con gà chọi đá gà với nhau. Tuy nhiên trận xổ gà không giống với các trận chọi gà thông thường. Các sư kê không cần để diễn biến của trận đá gà quá nguy hiểm. Căn bản chỉ cần gà chọi có thể tập đá, vỗ cánh. Và thực hành các đòn đá, thế đá của mình là được.
Xổ tay hay xổ gà bằng tay.
Để giảm sự thương tích khi xổ gà với gà chọi có thể gây nên. Các sư kê có thể cho gà chọi xổ với gà giả. Hoặc gà chọi thật nhưng được sư kê đã ôm trên tay. Gà phu có thể đá để kích thích gà chọi ra đòn. Nhưng không làm tổn thương đến gà chọi.
Xổ kéo
Đây là kỹ thuật xổ gà chọi có kiểm soát. Thường được áp dụng trước các trận đá gà, chọi gà. Hoặc khi xổ gà với gà chọi, gà phu. Sư kê thực hiện theo các bước sau.
Cho gà hai bên cắn mổ lên đầu, cổ qua lại.
Thả gà xuống sàn và nắm lấy phần đuôi gà. Để kiểm tra lực kéo của cơ đùi khi gà cào móng xuống đất. Kiểm soát lực đá của gà chọi khi gà cố xông vào đá. Qua đó cũng biết được sự phát triển của cánh gà có khỏe không. Gà chọi hợp với đá nạp hay đá né.
Dùng gà nhử để gà chọi sung lên và tập trung vào đối thủ. Rồi mới thả gà ra khi có hiệu lệnh bắt đầu trận chọi gà.
Nhử kéo
Là hành động nhử gà nhưng vẫn giữ lấy phần đuôi kéo lại. Không cho gà đá.
Các thuật ngữ các bài tập huấn luyện, biệt dưỡng gà chọi
Bay: Nhiều nơi còn gọi là thảy gà. Là hành động sư kê bồng gà chọi lên cao một khoảng cách nhất định so với đất. Thường là khoảng 1m. Sau đó thả hoặc thảy gà lên đề gà bay, đạp cánh và tiếp đất. Nếu gà tiếp đất vững, quá trình bay lâu, ổn định là gà tốt.
Hất : Việc hất khá giống với bay. Giữ gà ở độ cao khoảng 50 cm cách mặt đất rồi hất gà lên cao. Để gà bay và tiếp đất. Có hai hình thức hất là hất đầu (hất xuôi) hoặc hất đuôi (hất ngược).
Bật : Tương tự như hất nhưng sư kê hất gà tại chổ chứ không cần phải nâng gà chọi lên cao.
Một số thuật ngữ về các vật dụng khi nuôi gà chọi
Kê phòng: Phòng dành cho gà chọi được chuẩn bị tại các trường gà, sới gà. Để sư kê dưỡng gà trước khi cho gà tham gia các trận đá gà, chọi gà.
Tủ dưỡng: Tủ gỗ có nhiều ngăn có thể tháo ra lắp vào được, có cửa đóng. Để sư kê có thể nhốt gà tại các sới gà, trường chọi gà.
Tủ xếp: khác với tủ dưỡng, tủ xếp có thể tháo ra lắp vào được. Một số trường gà không chuẩn bị tủ xếp thì sư kê có thể tự đem theo.
Các loại lồng dành cho gà chọi
Lồng xách
Lồng xách nhỏ dùng để nhốt gà chọi trong quá trình di chuyển đến trường gà. Hiện nay có nhiều mẫu mã đa dạng hơn. Để các sư kê dùng như giỏ, túi chứ không còn riêng hộp nữa.
Lồng kẽm – Bội
Lồng dùng cho việc xổ gà, cho gà đào bới luyện chân. Hoặc khu vực cho gà chọi chuẩn bị làm sung trước các trận đá gà. Thường dùng tại nhà hoặc trường chọi gà.
Lồng dưỡng
Lồng dưỡng là lồng nhốt gà chọi để kích thích gà chọi vận động. Tránh việc chuồng nuôi nhỏ khiến gà không hoạt đồng được. Gà bị kém vận động, bị cùn chân. Lồng này ngoài mái che nắng thì không nên che kín lồng lại.
Lồng ốp.
Khác với lồng dưỡng kích thích gà vận động. Lồng ốp gà chọi nên đươc che kín để gà chọi nghỉ ngơi.
Lều
Mái che để gà chọi trú mưa, trú nắng. Lều thường được sử dụng nhiều tại các trường gà, trại gà chọi nước ngoài. Thường được cột dây dài để có thể thoải mái đi lại, hoạt động.
Lưu ý:
Trên đây là một số thuật ngữ cơ bản và mở rộng. Các sư kê nên biết và tham khảo thêm. Nhất là sư kê muốn nuôi và tìm hiểu về các giống gà chọi nước ngoài.
Để tìm hiểu và chia sẻ về các thuật ngữ chọi gà khác. Về chọi gà và trong cách nuôi gà chọi. Các sư kê có thể bình luận bên dưới để trao đổi với thegioiga.net và cộng đồng sư kê Xem đá gà nhé.
Comments are closed.