Để có một con gà chọi chiến tốt hay còn gọi là chiến kê thì cần phải làm các bước sau để có thể có một con gà chọi tốt nhất và cách chăm sóc gà để có thể sở hữu 1 chiến kê uy lực trước các đối thủ
Anh, em có thể tham khảo thêm các bài viết chất lượng qua các mục của đá gà cựa sắt, kinh nghiệm nuôi gà đá và thuốc gà đá để có thể vận dụng chữa trị cho chiến kê của mình đúng cách nhất
Đầu tiên: Chọn giống gà chọi
- Khi gà còn nhỏ
Như tôi vừa trình bày tại Cách Chọn Giống Gà Đá, không phải hễ gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng là bầy con của chúng hoàn toàn xuất sắc hết cả đâu. Ai nghĩ như vậy là lầm to. Trong một bầy gà con, ít có bầy nào để giống được cả. Những gà con thân mình ương yếu, chậm lớn, hoặc xương cốt có vấn đề thì nên loại bỏ ngay từ đầu. Những gà con còn lại, đến tháng tuổi thứ ba ta nên bắt tay vào việc chọn lựa.
Việc lựa gà không phải chỉ một đợt, mà là nhiều đợt. Đợt đầu xem vóc dáng, tướng mạo, vảy chân,khi gà được 6 tháng tuổi, cho xổ với gà đồng chạng xem tài nghề ra sao.Cách vài tuần ta nên cho gà xổ một lần với gà lạ khác bầy nhau, để xem đòn thế của nó có tiến bộ không, thêm những đòn thế hóc hiểm khác không. Sau khi tác lành, ta cho gà xổ tiếp vài lần nữa… Và chỉ những gà tài nghề của nó thực sự làm ta ưng bụng thì ta mới chọn nuôi.
- Chọn gà trống nuôi đá thì vậy, còn chọn gà để mái thì sao?
Thường những sư kê chuyên nghiệp, trong nhà chỉ nuôi một dòng mái duy nhất mà họ ưng ý. Trong nhà cũng không ai nuôi nhiều gà mái, vì sợ “lạc” ra ngoài, thiên hạ sẽ có giống tốt của mình mà nuôi. Chúng tôi từng thấy có người lúc nào trong nhà cũng nuôi cả trăm gà trống đá độ, nhưng mái nòi cũng chỉ độ mươi con là nhiều.
Mỗi lứa gà nở ra, chỉ những con mái xuất sắc mới được giữ lại nuôi tiếp. Con mái nào không đạt yêu cầu về vóc dáng, về lông vảy… đều giết thịt. Tất nhiên, những con mái xấu này, dù được ai trả giá cao họ cũng không chịu bán ra.
Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết thì sẽ khiến giống gà tốt thành xấu. các bạn nên lưu ý: dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: “Nhất khỏe nhì tài”
Để nuôi gà đá có lực chúng ta cần có các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà “mộc” thành 1 gà chiến. Có 3 hình thức vần gà :
- Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.
- Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc”.
- 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng.
Cường độ vần gà : Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao;Từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (MAX) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1con gà “mộc” muốn nuôi gà đá có lực ra trường thi đấu được, cần vần theo “cung bậc” nào ? Bảng vần sau đây đã đươc quy chuẩn : Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng & thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.
Công thức chung cho gà chọi đòn:
Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (15 đến 20 phút) số ngày nghỉ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 7 ngày.
Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (17 đến 25 phút ) nghỉ 14 đến 20 ngày, vần 2 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày.
Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (17 đến 25 phút ) nghỉ 21 đến 28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (30 đến 40 phút) nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày cho ra trường.Vào nghệ: là công đoạn không thề thiếu được trong “ trình” nuôi gà chọi : Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.
Vào nghệ như thế nào ?: Nghệ củ ( nghệ nấu thuốc ) nghệ này trong Miền Nam mới có nghệ được nấu với phè chua, muối và các vị thuốc đặc biệt đành cho gà. nghệ được mài hoặc đánh cho ngấu & sánh là được.
Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: Đầu, Mặt, Cần cổ, Vai, Lưng, Cánh, Hốc Nách, Hông Sườn, Ngực và những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà.
Ra Nghệ: Sau 6 h đồng hồ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều ra bớt nghệ lần 2.
Tiếp đó bước vào tập “quay thóc” rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi & phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.
“QUẦN SƯƠNG”-“DÃI NẮNG” là hình thức rèn khổ luyện cho gà,chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh ; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời ĐÔNG lạnh,vẫn vần tập đều Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hàng ngày như vậy thì nuôi gà đá có lực và dẻo dai.
Cách phơi nắng : Buổi trưa có nắng phải phơi gà trên nền đất ẩm hoặc cỏ mát (nếu là nền xi măng, phải trải bao tải dầy, ẩm nước).
Thời gian phơi 1h nắng / ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước. Chú ý: nếu nắng nóng 34-35 độ C trở lên, phải cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng.
OM CHƯỜM:
Om chườm gà chọi là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhờ đó làm gà săn chắc, sức bền chịu tăng lên & ra đòn nặng hơn so với gà không được om.
Các công việc cần làm hàng ngày : Sáng vào nghệ, trưa phun nước chè ra nghệ lần 1, chiều phun nước chè ra nghệ lần 2, trước bữa ăn chiều om nóng ra nghệ lần thứ 3, rồi tắm xoa khô & mắc màn cho gà ngủ.
Nồi om : Gà sau khi vần, đá về nồi nước om gồm nghệ nguyên củ hoặc cau khô, ngải cứu & ít muối, nồi om này không để quá 4 ngày phải thay nước mới.
Nồi om mới tiếp theo vẫn vậy, chỉ thay ngải cứu bằng lá chè tươi, lá ỏi, không để quá 5 ngày lại thay nước mới, nguyên liệu không đổi.
Thao tác om : Mỗi lần om nóng khoảng 10 đến 15 phút, nồi om đun sôi, bắc ra ngoài, om chườm theo thao tác
Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi
Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúa thì bạn phải cho ăn thêm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất,thịt bò nấu chín …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.
Ngoài cách nuôi cổ truyền từ lâu đời nay giờ đây do xã hội nhập người ta đã áp dụng những cách nuôi rất hay của các nước như Thailand hoặc Mỹ,Uc…Sau đây tôi xin chia sẻ với anh em cách nuôi chiến kê của người Thái mà chính tôi đã áp dụng nhiều năm nay cảm thấy rất hiệu quả
Comments are closed.