Nguyên nhân gà chọi yếu chân
Khác với gà bị mất gân thì trường hợp chân gà yếu cũng là một trong các vấn đề thường thấy ở gà tơ là chủ yếu. Gà tơ chưa được tập luyện nhiều, các cơ bắp chưa nở nang hoặc chân gà chưa thực sự được cứng cáp, chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cơ thể gà, do gà đá về bị đau chân vì không được thực hiện thao tác dành riêng cho gà sau khi đá
Cách chữa gà chọi yếu chân
Trong trường hợp gà chọi bị yếu chân do di truyền thì gần như không có cách khắc phục. Bởi thông thường loại gà này thường chỉ đá tốt trong những hồ đầu tiên, nhưng đến hồ tiếp theo thì chân gà gần như không thể đá được tiếp. Vì vậy đối với loại gà này thì cần được loại bỏ ngay chứ không nên dùng làm gà đá. Trong trường hợp gà bị yếu chân do bị đau, sưng. Thì cần kiểm tra thật kỹ xem chân gà có xảy ra tình trạng gì không. Đặc biệt lưu ý đến phần đế chân bởi có nhiều khả năng là gà đá bị sưng chân ở dạng sưng cụm bàn chân hoặc mắc lậu đề… Ngoài ra thể trạng gà chọi bị cứng gân sau khi đi đá về cũng xảy ra khá phổ biến. Đặc biệt là gà đá cựa sắt, nếu không được ngâm chân bằng nước lạnh trong 15 phút thì dễ xảy ra hiện tượng gà chọi bị cứng gân. Dẫn đến việc gà chọi bị đau chân đi tập tễnh, ảnh hưởng đến việc đá đòn.
Còn lại các nguyên nhân khác khiến cho gà chọi bị yếu chân, yếu gân. Thì phải cần phải thực hiện theo các phương pháp riêng biệt. Và tất nhiên phải thực hiện đầy đủ trong một thời gian. Thì chân gà mới trở lên khỏe mạnh, cứng cáp, các cơ nở năng, chắc chắn hơn
Gà chọi bị đau, sưng gối và cách chữa
Nếu trong trường hợp chân gà yếu đi kèm với triệu chứng gà bị sưng chân ở phần gối. Thì nên sử dụng dầu gió xoa bóp cho gà từ 4-5 lần/ ngày. Hoặc dùng mật gấu để om bóp trong 1-2 ngày. Còn không để thuận tiện hơn thì cho gà uống Nhộng lao 1 liều 3 viên trong 4 ngày kết hợp với việc quan sát biến chuyển của bệnh.
Thức ăn trong thời gian chữa
Ngoài các loại thức ăn chính như thóc, lúa và các loại rau xanh thì gà cần được bổ sung một số loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Giúp cho cơ thể gà được phát triển nở nang và săn chắc hơn. Đồng thời còn giúp cho gà chắc xương chắc, chân cứng cáp hơn như:
Gân bò, thịt bò
Lươn, trạch nhỏ
Cá chép nhỏ
Trứng cút lộn
Sò huyết
Các loại thức ăn này lên được bổ sung 1 tuần từ 1 – 2 lần. Kết hợp với om bóp và luyện tập để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên gà đau chân thường hay biếng ăn vì thế thay bằng ăn mồi sống. Thì cách chữa gà không chịu ăn ở giai đoạn này nên nấu chín thức ăn. Nó gà không tự ăn thì bón cho gà là cách tốt nhất để gà không bị hao hụt về mặt trọng lượng trong suốt quá trình biệt dưỡng.
Ngâm chân gà chọi
Tiếp theo là đến dầm cán, phương pháp này sẽ giúp cho chân gà được cứng cáp hơn. Để cho gà dầm cán, bạn sử dụng nước tiểu pha loãng cho vào xô rồ đặt gà ngâm trong 20 phút. Đảm bảo nước trong xô ngập chân gà là được. Thực hiện 1 tuần từ 2 – 3 lần trong 1 tháng.
Lồng chạy gà chọi
Gà chọi bị yếu chân sau khi trải qua các bài tập được chia sẻ ở trên. Chắc chắn sẽ trở nên cứng cáp và chắc khỏe hơn nhiều. Bạn nên nhớ rằng, dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc gà của bạn có khỏe hay không. Vì thế, ngoài các bài luyện tập thì một chế độ dinh dưỡng là điều mà bạn cũng nên chú trọng. Nhưng đối với gà yếu bẩm sinh thì cách chữa gà bị yếu gối đau chân được chia sẻ ở trên thì gần như là không có tác dụng. Do vậy, cần kiểm tra gà chiến cho thật kỹ để tránh chọn nhầm.
Comments are closed.