Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Với con đường lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Và gián tiếp thông qua môi trường thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng. Muốn trị bệnh tụ huyết trùng gà phải hiểu rõ từng triệu chứng gà bị tụ huyết trùng. Hiện nay có thể bệnh, mỗi thể có một triệu chứng khác nhau.
Thể cấp tính
Ở thể này, gà bị tụ huyết trùng không biểu hiện triệu chứng gì mà gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân. Có trường hợp đang ăn cũng lăn ra chết. Biểu hiện tụ huyết trùng ở gà ở thể cấp tính là gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp, mào tím tái. Quan sát thấy miệng có nhớt màu đục, thở khò khè. Phân loãng từ màu nhạt chuyển dần sang màu xanh sẫm có chứa dịch nhầy. Ở thể này tỷ lệ chết là 50% và gà chết sau 24-72 giờ phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Thể mãn tính
Thể mãn tính gà thường bị tiêu chảy kéo dài, các khớp sưng tấy, tích gà sưng, gà đẻ trứng kém. Nghe kỹ thì thấy có tiếng ran ở vùng khí quản của gà.
Gà chọi bị tụ huyết trùng khi giải phẫu cơ quan nội tạng bên trong thường có một số đặc điểm như sau.
Các cơ bắp của gà tụ huyết trùng tím bầm, thịt nhão
Tim sưng to, dịch thẩm xuất màu vàng do viêm ngoại tâm mạc, lớp mỡ vành tim xuất huyết
Phổi tụ máu màu nâu thẫm, phế quản có nhiều dịch nhớt có bọt hồng
Gan hơi sưng xuất hiện các vết hoại tử màu trắng xám hoặc trắng vàng
Viêm lan từ phúc mạc đến buồng trứng và ống dẫn trứng
Khớp sưng to có chứa nhiều dịch màu xám đục
Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Đối với bệnh tụ huyết trùng ở gà thì cách tốt nhất là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh kết hợp với công tác vệ sinh môi trường. Và cách ly gà bệnh với gà khỏe để tránh lây lan và tiện chăm sóc.
Cách điều trị
Các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà phổ biến đều được dùng trong điều trị bệnh ecoli ở gà hoặc bạch lỵ đều dùng được cho phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà. Một trong các loại thuốc thường được sử dụng là:
Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Enro-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Colivit: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Avimycin: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Flox. C: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Umgiaca: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Thuốc trị tụ huyết trùng cho gà
Đối với phương pháp phòng bệnh thì chú ý đến 3 yếu tố: vệ sinh, sức đề kháng và uống thuốc phòng bệnh.
1, Vệ sinh: Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị nhiễm khuẩn tụ huyết trùng, các máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại theo định kỳ:
Dùng IOGUARD – 300 hoặc BESTAQUAM – S sát trùng tuần 1 – 2 lần
Dùng ULTRAXIDE phun sát trùng định kỳ 2 – 3 lần/ tháng
2, Tăng sức đề kháng cho gà
Dùng AMILYTE hoặc UNISOL hoặc VITROLYTE để tăng lực, cung cấp điện giải cho cơ thể gà
Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận
Dùng ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME để bổ sung men tiêu hóa.
Comments are closed.