Sau khi mua gà chọi về nhiều sư kê cho đá thử kiểm tra. Nhưng thấy gà bị vỡ đòn, gà nhát đòn, không đá hoặc bỏ chạy. Hoặc sau khi đá ở sới gà, gà vỡ đòn, nhát đòn hơn. Tham khao các biểu hiện gà vỡ đòn, cách kiểm tra gà vỡ đòn. Và cách hồi phục gà vỡ đòn tại thegioiga.
1. Gà vỡ đòn là gì?
Gà vỡ đòn là việc gà chọi sợ đòn, nhát đòn khi đá gà. Khi gà vào trận đá gà, vào sới gà thì không dám đá. Thường bỏ chạy khi thấy các đối thủ khác.
2. Biểu hiện gà vỡ đòn – Cách nhận biết gà bị vỡ đòn.
Việc nhận biết gà vỡ đòn phụ thuộc nhiều vào việc quan sát của sư kê. Biểu hiện gà vỡ đòn thể hiện nhiều ở việc gà mất tự tin.
- Ánh mắt gà không lanh lợi, lạnh lùng như chiến kê lâm trận.
- Khi ở gần những con gà chọi khác, dù là gà chọi mới lớn thì cũng không dám đá. Gà kêu quác quác.
- Khi đá gà, gà sợ đòn, bỏ chạy.
- Dáng đi lù khù, khi vỗ cánh thì lẹt đẹt như không có sức.
3. Nguyên nhân gà vỡ đòn
Gà vỡ đòn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Sư kê có thể tham khảo một số nguyên nhân như:
- Gà sau khi mua về. Sư kê đem đi đá thử luôn. “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”. Nên khi cho đi đá với những con gà khác ngay thì gà sẽ sợ đòn. Dẫn đến vỡ đòn.
- Gà đi đá ở sới gà gà về, sư kê không có cách chăm sóc phục hồi gà chọi tốt. Nên gà chưa đủ thể lực cũng như tinh thần để chiến đấu. Nếu sư kê cho đi đá ngay thì gà bị vỡ đòn, không dám đá.
- Khi đá gà ở sới, sư kê nhốt gà gần với những chiến kê khác. Tiếng gáy và ngoài hình oai phong của những con gà khác khiến cho gà chọi bị kinh sợ. Gà chọi hoãng và nhát đòn.
- Khi đá gà, gà chọi bị đá vào trúng khu vực bị thương trước. Khiến nó giảm tự tin, vỡ đòn, chạy không đá.
4. Cách hồi phục gà vỡ đòn
Cách hồi phục gà vỡ đòn cần chú ý nhiều đến tình trạng sức khỏe của chiến kê. Điều này có thể giúp gà có sức khỏe tốt nhất, gà sung sức và dạn đòn hơn. Biểu hiện gà vỡ đòn là điều mà sư kê cần quan tâm để có cách hồi phục gà hiệu quả.
- Khi mua gà về, sư kê nên chăm sóc một thời gian. Để gà thích nghi với môi trường mới. Gà quen chuồng, thì gà sẽ dạn đòn, sung và tự tin hơn. Và không có biểu hiện vỡ đòn khi đá với các con gà chọi ở chuồng đó.
- Sau khi đá gà ở sới gà về, sư kê nên chăm sóc gà kỹ càng. Cho ăn uống đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng cho gà. Để gà hồi sức, lấy lại phong độ như ban đầu. Nhiều trường hợp do gà đang mệt nên gà không đá, chứ không phải vỡ đòn.
- Không nhốt chung gà có biểu hiện gà vỡ đòn với những con gà chọi khác. Mà nên nhốt riêng, hoặc nhốt gần chỗ những con gà mái đẻ, gà con. Tiếng gà mái đẻ có thể giúp cho gà chọi sung lên, tự tin lên.
Khi gà đã khỏe lại, không còn nhát đòn.
- Sau khi chăm sóc gà khỏe lại, thì cũng không nên cho gà đi đá ngay. Mà nên cho gà đi lại, đạp mái. Việc đạp mái và được đi lại tự dao khiến cho gà chọi thoải mái. Quên đi việc bị kinh đòn, và đạp mái cũng khiến gà chọi sung hơn.
- Sau đó sư kê vần gà, huấn luyện, cho tập thể lực cho gà chọi. Thì gà sẽ tự tin lên, hết sợ đòn, vỡ đòn.
- Khi gà đã sung trở lại, thì nên nhốt chung gà đã được phục hồi đòn. Với con gà chọi mới lớn, mới biết gáy. Để khi đấu tiếng gáy, chiến kê của chúng ta sẽ tự tin trở lại.
Bài viết chia sẻ về việc gà vỡ đòn, gà vỡ đòn là gì. Biểu hiện gà vỡ đòn. Nguyên nhân và cách khắc phục gà bị vỡ đòn. Mong rằng các thông tin này có thể giúp ích cho các sư kê trong việc chăm sóc và huấn luyện gà chọi.
Comments are closed.