Thegiogia sẽ cách nuôi gà đông tảo chi tiết nhất. Những lưu ý trong việc chuẩn bị chuồng trại. Hướng dẫn cách nuôi gà đông tảo con, gà đông tảo trưởng thành. Và đặc biệt là lịch tiêm phòng định kì cho gà con. Để các sư kê có được cách nuôi gà đông tảo thuần chủng hoặc gà đông tảo lai đúng cách.
Cách nuôi gà đông tảo – Chuẩn bị chuồng trại
Đối với nuôi gà thường hay gà đá. Thì một việc cần chú ý là xây dựng chuồng trại cho gà. Cách nuôi gà đông tảo gồm 2 cách là nuôi công nghiệp hoặc nuôi thả vườn.
Với việc nuôi thả vườn thì gà sẽ chắc khỏe hơn. Cơ thể dẻo dai và các cơ bắp cũng được phát triển. Việc này rất có lợi với gà lấy thịt và gà đá. Nếu gà được vận động nhiều thì sẽ có sức khỏe, sức đề kháng tốt hơn.
Một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại
- Có thể xây dựng chuồng trại bê tông hoặc bằng các gỗ, tre nứa.
- Phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Nên rải thêm một lớp trấu hoặc rơm vào chuồng gà khi trời lạnh để giữ ấm cho gà.
- Chọn vị trí làm chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khay ăn uống của gà.
- Làm chuồng cao ráo để tránh ẩm thấp phát sinh vi khuẩn gây bệnh.
- Mật độ nuôi là khaongr 50 con gà/ 20 – 30 m2.
- Nên chọn hướng chuồng gà là hướng đông nam để gà có thể đón được ánh nắng.
- Khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh định kì. Tốt nhất là 2 tuần / 1 lần.
Cách nuôi gà đông tảo chi tiết
Cách nuôi gà đông tảo con từ 1 ngày tuổi – 4 tuần tuổi
Chuẩn bị lồng úm cho gà con
- Với gà con thì người nuôi cần úm gà trong lồng nuôi. Kích thước lồng úm là 1 x 2 x 0,5 (m). Lồng úm nên làm cách mặt đất khoảng 40 cm.
- Khung lồng úm nen kết hợp giữa mắt sắt và tre nứa. Để đảm bảo kín gió, không bị mưa tạt.
- Trải thêm trấu vào chuồng, xịt khử trùng để giữ ấm cho gà.
Nhiệt độ lồng úm cần đảm bảo theo tuần tuổi từ 1 tuần tuổi tới 4 tuần tuổi lần lượt như sau:
- Tuần đầu tiên: 31 – 34 độ C
- Tuần thứ hai: 29 – 31 độ C
- Tuần thứ ba: 26 – 29 độ C
- Tuần thứ tư: 22 – 26 độ C
Tùy vào đặc điểm của gà mà người nuôi điều chỉnh nhiệt độ lồng úm. Gà tụ gần bóng đèn tức là gà g bị lạnh. Gà tản xa bóng đèn là gà bị nóng. Gà bị gió lùa vào thì sẽ tụ lại ở góc lồng.
Chế độ ăn cho gà con
- Gà con 1 – 2 ngày tuổi nên được bổ sung vitamin. Và glucose vào nước uống. Có thể cho ăn thêm ngô băm nhuyên và tấm trong 2 ngày để làm sạch ruột gà.
- Gà con hơn 2 ngày tuổi. Thì cho ăn cám hỗn hợp và cám viên. Bổ sung thêm protein, khoản 19 – 21% lượng thức ăn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Cho gà uống thêm nước sau khi ăn.
Cách nuôi gà đông tảo con 1 tháng tuổi
Giai đoạn này không cần úm lồng cho gà nữa. Chỉ cần duy trì việc giữ ấm cho gà con là được. Gà con ở giai đoạn này rất hoạt bát, hay cắn nhau. Gà có lông tơ và da gà chuyển sang màu hồng hay đỏ nhạt. Sư kê nên cho gà thả vườn, để gà hoạt động. Rất tốt cho việc rèn luyện cơ bắp và tăng đề kháng cho gà.
Thức ăn cho gà phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tỷ lê protein cần cung caaso là 15 – 16% thức ăn. Nên bổ sung thêm cám, lúa, tấm, vitamin và khoáng chất cho gà đông tảo.
Trọng lượng trung bình của gà đông tảo trong giai đoạn này là 300 – 350 gram.
Cách nuôi gà đông tảo 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, sư kê chỉ cần ủ điện cho gà khi trời lạnh. Và vào mùa đông. Nên tập trung vào việc cho gà hoạt động. Để gà phát triển về cơ bắp, khớp xương và độ bền, độ dẻo dai.
Phân chia lại mật độ nuôi để gà có đủ không gian hoạt động.
Lượng thức ăn duy trì từ 55 – 65 gr / con / ngày. Thức ăn có thể thay đổi ùy vào thể trạng và mục đích nuôi gà đông tảo của chủ kê.
Cần tiêm chúng đúng thời điểm và cần chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Cách nuôi gà đông tảo 3 tháng tuổi
Gà đông tảo bắt đầu trưởng thành, phát triển nhanh chóng. Nên trọng lượng và ngoại hình sẽ có sự thay đổi.
Các bắp thịt của gà chuyển sang màu đỏ. Gà bắt đầu tập gáy và hiếu chiến hơn.
Các sư kê cũng nên bắt đầu việc huấn luyện gà từ thời điểm này. Để gà quen và tăng sức bền, tăng cơ bắp và kỹ năng cho gà. Đây cũng là thời điểm để lựa chọn chiến kê cho mình.
Lượng thức ăn cần thiết cho gà đông tảo thời gian này là 70 – 80 gr/ con/ ngày. Cần giữ trọng lượng cơ thể cho gà ở mức ổn định tùy vào mục đích nuôi. Nên bổ sung mồi, protein để gà pát triển cơ.
Cách nuôi gà đông tảo trưởng thành
Với gà trưởng thành thì chủ kê, sư kê nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của gà. Phải cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. Để gà có thể đáp ứng được điều kiện huấn luyện.
Thức ăn có thể là là bắp xay, cám có trộn thêm các loại rau. Hoặc cho gà ăn lúa, tấm để tăng din dưỡng cho gà.
Chú ý việc giữ vệ sinh chuồng trại, khử trùng thường xuyên để phòng tránh những nguồn bệnh.
Tăng cường chế độ huấn luyện gà. Vần gà, om gà để gà có thể phát triển các kỹ năng và đòn đá.
Đối với gà mái, không nên để gà quá béo. Sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà. Gà mái bắt đầu đẻ trứng khi đạt 160 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt được nếu gà mái tự ấp là khoảng 70 trứng / 10 tháng. Nếu ấp trứng riêng thì đạt sản lượng trứng là 100 trứng / năm.
Lịch tiêm chủng định kì cho gà đông tảo con
– Gà 3 – 5 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng F (hệ 2) lần 1. Nhỏ vào mũi hoặc mắt gà con một giọt
– Gà 7 ngày tuổi: tiêm phòng bệnh Đậu Gà. Tiêm vào vùng da mỏng phía dưới cánh gà.
– Gà 8 – 10 ngày tuổi: tiêm phòng Gumboro lần 1. Có thể nhỏ vào mắt, uống. Hoặc là tiêm cho gà phí dưới da.
– Gà 21 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng F (hệ 2) lần 2. Cho gà uống/ tiêm Laxota. Hoặc trộng Newcastle vào thức ăn.
– Gà 23 – 25 ngày tuổi: tiêm phòng Gumboro lần 2. Có thể nhỏ vào mắt, uống hoặc tiêm dưới da.
– Gà 30 – 35 ngày tuổi: tiêm phòng Tụ huyết trùng gia cầm. Tiêm vac-xin dưới da cổ hoặc da đùi gà.
– Gà trên 60 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng M (hệ 1). Tiêm dưới da gà định kì 6 tháng/ lần. Đối với gà đang đẻ trứng.
Bài viết chia sẻ về cách nuôi gà đông tảo theo độ tuôi. Những lưu ý trong việc xây dựng chuồng trại, chế độ ăn uống. Và đặc biệt là lịch tiêm phòng cho gà đông tảo. Để gà có thể đề kháng với các bệnh thường gặp.
Xem thêm: Cách chọn gà đông tảo thuần chủng chính xác nhất
Comments are closed.