Cách đúc gà chọi giữ dòng là nỗi băn khoăn của nhiều sư kê, nhất là những người mới bước vào nghề nuôi gà chọi.
Để sở hữu được những thế hệ hậu duệ dũng mãnh không phải là điều mà mọi đều sư kê dễ dàng đạt được. Đời bố có thể là “linh kê bất bại” , gà mẹ là “thần kê nức tiếng”, thế nhưng chưa chắc đời con của chúng lại có được những “gen trội” của bố mẹ.
Cho nên, đúc gà chọi đúng cách để giữ dòng và đạt được kết quả như ý luôn là mong muốn của mọi người nuôi gà đá. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên bằng các kiến thức bổ ích như sau.
Những chú ý căn bản khi phối giống
Trước khi phối giống ( đúc) gà thì cần chú ý những điều sau:
- Chọn gà trống đúc có tuổi đời từ lông 2 trở lên và có tông tử đàng hoàng. Đặc biệt chúng cần khoẻ mạnh
- Nên chỉ đúc 1 trống với 1 mái. Trong thời gian đúc, cần tách gà trống mái ra định kì 3 ngày cho giao phối 1 lần để giúp gà trống có lượng tinh trùng đủ khoẻ.
- Với gà mái nên chọn gà có hình thức đẹp, tông dòng rõ ràng, trạng gà vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ ( tốt nhất rơi vào trạng 24-25 là hợp lý)
Trên thực tế cho thấy tỷ lệ trống mái trong đàn gà thường cho gà mái cao hơn trống. Vì vậy, nếu muốn tỷ lệ trống mái không bị chênh lệch quá, giúp có nhiều gà trống hơn thì sư kê cũng cần lưu ý thực hiện:
- Cho gà mái ăn ít, để chúng tự đi kiếm ăn và không được cho ăn thừa thãi bởi khi đó khả năng gà cho trứng mái là rất cao.
- Trong thời gian đẻ trứng, nên cho gà mái tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
- Trứng gà trống thường sẽ tròn hơn
- Làm mát nơi gà đẻ trứng để tỷ lệ trống cao hơn.
Kỹ thuật đúc gà chọi giữ dòng
Trong quá trình đúc gà chọi giữ dòng, sư kê cần phải hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật về các cách chọn nòi giống, kỹ thuật nuôi gà đời bố mẹ và cách đặt ổ gà đúng cách. Trong đó mỗi phương pháp cần những lưu ý quan trọng bao gồm:
Chọn lựa nòi giống khi đúc gà
Giống nòi là một trong những yếu tố cần thiết nhất của quá trình đúc gà. Gà đời bố mẹ có những ưu điểm tốt thì mới có khả năng lưu giữ được những đặc điểm ưu việt cho thế hệ sau.
Bởi vậy, sư kê khi đúc giống cần lựa chọn những con gà có thế hệ F1 theo những đặc điểm:
- Không đúc giống những con gà có đời bố mẹ cùng huyết thống, sẽ gây nên tình trạng cận huyết ở đời con
- Gà trống cần phải có sức khỏe tốt, ít bệnh, tướng tá rắn chắc. Nên chọn những con đã có thành tích tốt trên sàn đấu.Gà mái sẽ quyết định đến 80% bởi vậy bạn nên chọn những con mái rặc, dữ dằn, có những lứa gà con trước giành được thành tích cao.
- Bạn nên chọn những con gà mái hai mang phối với gà trống chui để tạo ra những con gà lối tốt khỏe. Ngược lại, gà lối nên đúc dòng với gà trống dọng dựng để đời con có khả năng đá nhanh đá mạnh.
Cách đúc gà chọi – kỹ thuật nuôi gà bố mẹ
Khác với cách nuôi gà đẻ hay gà thịt, gà trống và gà mái kh nuôi để chọn giống đúc dòng, bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho chúng, tạo ra những chú con khỏe mạnh nhất.
Bạn có thể tham khảo thành phần chất dinh dưỡng cho gà bố mẹ được chọn để đúc gà chọi hay ở đời con Những thức ăn nên bổ sung cho gà giống bao gồm:
- Lúa thóc
- các loại thực phẩm giàu canxi như cua, lươn, cá, trạch…
- Rau xanh như giá đỗ, cà chua bổ sung chất xơ cho gà trống
- Sử dụng các thực phẩm bổ sung như vitamin để giúp gà bố mẹ nâng cao sức đề kháng.
Trước thời điểm gà đạp mái, sư kê cho gà trống nghỉ ngơi khoảng 1 ngày. Bạn nên cho gà đạp mái vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Sau đó cho ốp gà từ 3 -5 ngày trước lúc gà đẻ, khi đã có được 4 -6 quả trứng thì có thể tách trống.
Cách đặt ổ gà đúng cách
Cách đặt ổ gà cũng đóng vai trò rất quan trọng, bạn thực hiện đúng những yêu cầu ở các bước trên nhưng cách đặt ổ sai thì trứng sinh ra không đảm bảo chất lượng và gà con dễ bị ngạt. Bởi vậy sư kê nên đặt ổ gà như sau:
Ổ gà nên được làm từ chất liệu rơm, cuộn tròn lại và đặt rơm trũng ở giữ lòng. Điều này vừa có tác dụng giữ ấm vừa không gây ảnh hưởng đến trứng và gà con.
Ổ gà nên đặt ở nơi cao ráo, thăng bằng tránh ẩm thấp hoặc nhiều chuột
Phun thuốc, vệ sinh không gian xung quanh ổ theo định kỳ
Nếu trứng bị vỡ trong quá trình ấp, thì bạn nên thay ổ mới ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của các trứng còn lại.
Hai phương pháp đúc gà phổ biến
Lai cận huyết và lai xa là hai phương pháp đúc gà phổ biến nhất hiện nay.
Sơ đồ lai cận huyết
Có 3 trường hợp khác nhau khi lai cận huyết là cận huyết sâu – vừa và nhẹ. Phương pháp này đảm bảo dòng thuần và đây là cách để đúc gà giữ dòng an toàn tuyệt đối.
Phương pháp lai xa
Đây là phương pháp đúc gà mà hai con gà bố mẹ không có bất cứ liên quan huyết thống nào. Thường có 3 loại: lai trực tiếp, lai ba dòng hoặc lai 4 dòng.
Một số mô hình lai tạo đặc biệt
Một số quan niệm sai lầm khi đúc gà chọi
Trên thực tế có rất nhiều sư kê dù cố gắng lai phối nhưng vẫn không thể đạt được những chiến kê theo ý muốn. Lý do là bởi những quan niệm sai lầm sau đây:
1, Gà bố đá giỏi, gà mẹ sức chiến bền lâu thì gà con chắc chắn hay: Thực tế đã chứng minh kết quả này không hoàn toàn đúng như khi đúc dòng Xám bất trị hay Ô taxi đều không có hậu duệ xuất sắc như đời bố mẹ.
Chính vì thế, khi đúc gà thì cần kiểm chứng qua vài lứa. Chú ý lớn nhất về tính trạng đòn lối. Nếu giống bó thì cần chọn con mẹ có tải đòn và khung bệ tốt là được. Ngược lại, nếu đòn lối trội về phía gà mẹ hơn thì cần chọn gà bố dẻo dai, bệ khung ổn định chứ không cần đá quá hay.
2, Cho rằng ở độ tuổi nào gà trống và gà mái đều có thể sinh sản tốt: Thực ra độ tuổi sinh sản tốt nhất của gà bố và gà mẹ chỉ 1.5 đến 3 năm tuổi.
Gà bố nếu gá trẻ thì tinh trùng sẽ yếu khiến con sức sống kém. Còn nếu gà mẹ quá non thì gà con sẽ gầy, còi cọc.
Nếu bố mẹ quá già thì cũng khi sinh cũng dễ tạo trứng lỗi, sinh con dị tật. Gà mái quá 3 năm tuổi thì không nên cho ấp nữa.
3, Cho ấp bằng máy thay vì cho gà mẹ ấp: Đa số những con gà con khi ấp máy đều có phản xạ tự nhiên, thụ động và kém nhạy bén hơn so với gà mái ấp.
Ngoài ra, nếu không cho gà mẹ dẫn con, chúng sẽ bị thiếu phản xạ tự nhiên từ người nuôi (gà mẹ)- điều mà các loài gia cầm dựa vào để phát triển và sinh trưởng bình thường. Gà con cũng sẽ yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn so với những con được mẹ ấp và dẫn.
4, Nuôi chung gà con và gà trưởng thành cùng chuồng. Người ta thường nghĩ khi nuôi chung các chạng gà, chúng sẽ cạnh tranh để được sinh tồn giữa bầy. Tuy nhiên đây lại là cuộc cạnh tranh không hề cân sức
Thực tế việc nuôi gà hỗn hợp này lại khiến những con gà con dễ bị đuối, bị chết và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật giữa các con gà với nhau. Gà con nuôi cùng gà lớn còn dễ mắc phải chứng bị rót, lỏn lẻn, nhát gáy, không dám đá gà lạ. Do đó, việc phân loại gà con- gà nhỡ và gà trưởng thành ngay từ đầu để nuôi nhốt là rất quan trọng.
5, Nuôi thả gà thay vì nhốt: Tất nhiên, gà được vận động chạy nhảy bên ngoài sẽ giúp cho chúng phản xạ nhanh hơn, cơ bắp cũng dẻo dai hơn phần nào. Tuy nhiên, lạm dụng nuôi thả gà cũng sẽ khiến chúng gặp một số vấn đề khi phát triển như nhút nhát, thụ động.
Về cơ bản, việc áp dụng duy nhất 1 mô hình nuôi nhốt hay thả đều không thực sự tốt cho gà. Thả vườn nhiều gà sẽ lười vận động mà nhốt lâu thì chúng cũng cuồng chân. Do đó, sư kê cần có sự kết hợp cả 2 hình thức này đi kèm với các bài huấn luyện bài bản thì gà mới tốt.
Khi huấn luyện gà, phải chú ý phù hợp với thể trạng, đòn lối của chiến kê từ đó giúp chúng phát huy khả năng tốt hơn chứ đùng chỉ bị động một vài phương pháp mà con nào cũng giống con nào.
Nuôi gà mật độ cao: Khá nhiều sư kê cho rằng nuôi gà càng đông thì càng tăng tính cạnh tranh, Thế nhưng đây là quan niệm sai lầm.
Khá nhiều người khi đúc gà chọi thường cho gà mái ấp trên 20 trứng để có thêm nhiều gà con. Nhưng thực tế, mỗi lứa, gà mẹ chỉ nên ấp từ 8-12 trứng để đảm bảo về tỷ lệ nở cũng như chất lượng của gà non.
Hãy đảm bảo đàn gà không quá đông và cũng không quá thưa bởi gà đông quá thì dễ bệnh tật, con phát triển nhanh, con phát triển chậm mà thưa quá thì thiếu đi sự cạnh tranh. Đều không tốt.
Trên đây là toàn bộ những cách đúc gà chọi giữ dòng tốt nhất mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Hy vọng những thông tin trên, người chăn nuôi sẽ hiểu và lai tạo được những chiến kê mạnh mẽ, dũng mãnh, bất bại trong mọi trận đấu. Chúc bạn thành công!
Comments are closed.