Bệnh đầu đen ở gà hay còn được gọi là bệnh viêm gan xuất huyết manh tràng. Căn bệnh này chỉ vừa mới xâm nhập Việt Nam thế nhưng đã bị liệt vào nhóm bệnh nguy hiểm đối với gia cầm.
Do sở hữu những dấu hiệu bệnh lý tương tự nên người nuôi gà thường bị nhầm lẫn bệnh này với bệnh cầu trùng, bệnh viêm ruột…dẫn đến những chẩn đoán sai lầm, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Vậy bệnh đầu đen có những triệu chứng gì? Cách trị bệnh đầu đen ở gà như thế nào. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có những kiến thức cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà
Sự ký sinh đơn bào Histomonas meleagridis ở mạc mành tràng và gan chính là nguyên nhân gây nên bệnh đầu đen trên gà. Đây là một loại trứng của giun trực tràng tồn tại nhiều năm rong đất, gây nên khả năng lây nhiễm cho gà khi gà ăn phải ấu trùng giun trong đất. Ngoài ra gà bệnh cũng có thể lây bệnh cho gà khỏe khi chúng thải mầm bệnh qua phân khi đi ngoài.
Theo thống kê, gà trong mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh đầu đen. Tuy nhiên gà từ 2 -3 tuần đến 3 -4 tháng tuổi luôn là giai đoạn dễ mắc bệnh nhất. Bệnh thường bùng nổ vào những tháng có nhiệt độ cao của mùa hè, cuối xuân và đầu thu. Đối với gà lớn, bệnh lại hay xuất hiện trong mùa đông.
Bệnh đầu đen có triệu chứng gì?
Bệnh đầu đen ở gà tồn tại ở bốn thể, tùy vào mức độ tổn thương: thể xâm nhiễm ở manh tràng; thể sinh dưỡng gây tổn hại đến ruột, gan; thể lưới gây hợp bào ở gan, thể hình thoi trong lòng ruột và ngã ba của manh tràng.
Theo đó, có những triệu chứng giúp người chăn nuôi chẩn đoán bệnh như sau:
– Gà sốt cao lên đến 44 độ C, tuy nhiên lại có những biểu hiện của sốt rét như rụt cổ, mắt nhắm, run rẩy…Nhiều con gà thường dấu đầu vào nách, tìm những chỗ có ánh nắng mặt trời để sưởi ấm.
– Gà ăn ít, phân loãng màu trắng vàng hoặc trắng xanh,
– Mào tím, da đầu màu xám hoặc xanh đen
– Bệnh diễn ra trong vòng 10 – 20 ngày, gà chết dần chứ không chết đồng loạt như những bệnh khác.
Biện pháp trị bệnh đầu đen cho gà hiệu quả nhất
Hiện nay trên thị trường đã có thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà, tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người chăn nuôi cũng cần nghe khuyến cáo từ bác sĩ thú y.
Trong đó loại thuốc được nhiều bà con sử dụng để chữa bệnh đầu đen ở gà là thuốc Doxycyclin tiêm trực tiếp vào bắp gà.
Hoặc người chăn nuôi cũng có thể trộn Sulfamonomethoxine vào khẩu phần ăn cho gà. Cùng với hai loại thuốc trên, người chăn nuôi cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ gan, thuốc kháng sinh, men tiên giúp tăng cường sức đề kháng cho gà.
Phòng bệnh đầu đen trên gà
“ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là công thức chăn nuôi đúng đắn của mọi hộ gia đình. Đối với bệnh đầu đen, người chăn nuôi cần thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau:
- Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, phun thuốc khư trùng, rắc vôi diệt mầm bệnh ở các khu vực như chuồng trại, sân chơi. Không nên thả gà ra khỏi vườn vào những ngày mưa
- Không nuôi nhốt chung các giống gà và các lứa gà khác nhau trong cùng một chuồng.
- Tẩy giun theo định kỳ cho gà, dọn dẹp phân sau khi tẩy giun
- Ở những nơi đã xuất hiện dịch bệnh, với những con gà đã hơn 20 ngày tuổi bạn nên cho gà uống các loại thuốc tím (1 gam) hoặc hoặc thuốc sunfat ( 2 gam) hòa cùng 20 lít nước. Cứ 20 ngày lại cho uống một lần.
- Đối với những chuồng nuôi, sân chơi đã từng có gà mắc bệnh đầu đen bạn nên để trống chuồng, gom chất thải sinh học ít nhất một tháng trước khi nuôi lứa mới. Trong thời gian đó, người nuôi gà cần phun khử trùng định kỳ không gian chăn nuôi 2 lần/ tuần.
Như vậy bệnh đầu đen là bệnh gì, cách trị bệnh đầu đen ở gà ra sao. Chắc hẳn đọc xong bài viết trên bạn đã có câu lý giải rồi phải không. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn, giúp bạn có những kiến thức chăn nuôi tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu: Bệnh nhiễm trùng máu do E.coli ở gà
Comments are closed.