Mùa xuân ẩm ướt đang đến, vấn đề trị mạt ở gà chọi lại được các anh em sư kê đặc biệt quan tâm. Gà bị mạt không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của chúng mà còn gây hậu quả đến con người.. Nếu không trị dứt điểm, bọ mạt ở gà có thể gây ra các bệnh khó chữa như viêm da, mẩn nước hoặc đặc biệt nguy hiểm như viêm màng não.
Vậy làm cách nào để trị dứt điểm gà bị mạt? Dưới đây dagacuasat mách bạn mẹo trị mạt cho gà theo phương thức dân gian cực kì hiệu quả.
Mạt gà ( bọ/ rệp gà) là con gì ?
Mạt gà hay còn được biết đến là bọ gà, rệp gà là loại kí sinh trùng sống trên gà chọi, chúng có kích thước rất nhỏ chỉ bằng cái đầu kim.
Thường gà sẽ bị mạt vào khoảng thời gian sau hè. Mạt gà có thể sinh sôi rất nhanh, chúng hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, khiến cho gà bị mất ngủ, ngứa ngáy từ đó dẫn đến chậm lớn, gầy gò, yếu sức.
Tác hại của mạt gà
Tuy nhỏ bé nhưng mạt gà có thể gây rất nhiều tác hại như:
- Khiến gà gầy ốm
- Rụng lông, trụi lông, hoặc nhẹ thì lông không bóng mượt dù chăm sóc kỹ lưỡng
- Gà con mới nở nếu bị mạc có thể chết
- Gà bị mạt dễ dẫn đến nhát, yếu (gà bị rót) vì mạt gà cắn rất khó chịu, tạo cho chúng cảm giác sợ hãi.
- Con bọ mạt có thể chui vào quần áo, giày dép ở người, gây ra những bệnh nguy hiểm.
Đã có những trường hơp gà bị bọ mạt chết ngay trên chuồng vì bị đốt quá nhiều. Đặc biệt, mạt gà có thể lây sang người, chúng đốt rất ngứa ngáy, có thể để lại những mảng phồng rộp đỏ, nhà nào có trẻ em phải cực kì đề phòng nhé bởi bọ gà còn có thể gây bệnh viêm màng não cho người nữa đó. .
Gà đã bị mạt thì cần trị ngay, không nên để lâu khiến gà bị suy nhược ảnh hướng đến sức khoẻ, có khi còn không thể cho đá.
Phòng tránh mạt gà như thế nào?
Nếu muốn gà luôn khoẻ mạnh, đá hay thì việc phòng các loại bệnh cho chúng trong đó có mạt gà là điều cần thiết. Biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phòng gà bị nhiễm mạt là loại bỏ những nguyên nhân có thể sinh ra bọ rệp xung quanh nơi gà ở. Một số biện pháp thường được người nuôi gà đá lâu năm sử dụng đó là:
Thứ nhất, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rửa khay cho ăn của gà sạch sẽ và thay đồ ăn, nước uống mới.. Sử dụng hoá chất phun diệt côn trùng ở chuồng, ổ gà. Chú ý, khi phun cần cho gà ra ngoài. bên cạnh đó, anh em cũng có thể sử dụng diêm sinh để diệt khuẩn chuồng gà
Thứ hai, Khi om gà chọi chiến, nên ngâm khoảng nửa lọ vitamin B1 và nước om. B1 rât tốt cho gà, không chỉ nâng cao sức khoẻ mà còn hạn chế rất tốt bọ gà mà lại không làm hại gì đến chiến kê cả.
Cách thứ 3 là dùng lá mần ( hoặc lá cây sầu đâu) lót dưới ổ của gà. Nếu chỗ bạn không có loại cây này thì cũng có thể sử dụng cây ngải cứu hay sen tươi, làm tương tự.
Ngoài ra, với chuồng xây, trước khi đổ cát, bạn nên rải sẵn một lớp vôi bột dưới đáy chuồng nhằm chống ẩm cũng như sát khuẩn, không cho vi sinh vật kí sinh có điều iện sinh sôi phát triển.
Trước khi đổ cát vào chuồng gà hãy rải 1 lớp vôi bột mỏng dưới đáy chuồng
Trị mạt gà hiệu quả
Các cách phòng chống mạt gà kể trên đều có thể giúp ích để giảm thiếu sự phát triển của ký sinh trùng này, tuy nhiên, chúng chưa thực sự hiệu quả và triệt để. Gà vẫn có thể bị bọ mạt tấn công. Trong trường hợp này, cần kế hợp phương pháp trị mạt.
Có hai cách là sử dụng phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc diệt rệp gà
Cách dân gian – đơn giản & tận gốc
Dùng cây mần tưới, sầu đâu trị mạt gà
Ngoài việc sử dụng lá mần tưới lót ổ cho gà thì bạn cũng có thê dùng cây này giã nát rồi hào với nước. Sau đó, cho vào bình xịt ( loại xịt cây cảnh) để xịt trực tiếp lên da của gà.
Hoặc bạn có thể dùng lá cây sầu dâu. Biện pháp hoàn toàn giống với cây mần tưới
Sử dụng lá tràm
Là tràm và tinh dầu của nó có thể xua đuổi mạc gà một cách hiệu quả.
Cách sử dụng cũng khá dễ, Ta lấy ít lá tràm tươi cột lại thành từng bó treo ở xung quanh chuồng gà. Sử dụng để lót ổ gà cùng cây mần tưới cũng được. Với cách này gần như chỉ vài ngày sau là sẽ không còn con bọ rệp gà nào còn tồn tại ở chuồng gà
Sử dụng thuốc trị mạt gà
Sử dụng thuốc là cách thức cũng khá phổ biến đẻ trị mạt cho gà. Phương pháp tốn chi phí hơn so với biện pháp dân gian nhưng lại đạt hiệu quả rất cao.
Thuốc trị mạt gà có Hantox hoặc fedona, Permecide, . Được ưa chuộng nhất là thuốc sinh học Hantox200. Giá các loại thuốc này khá rẻ, chỉ dao độn từ 50 đến 100 nghìn đồng thôi nên không cần quá lăn tăn khi sử dụng nhé.
Thuốc phun diệt mạt gà
Anh em có thể dùng các loại thuốc xịt côn trùng…để phun xịt hay nhỏ trực tiếp vào nơi gà bị mạt, rệp. Thuốc phổ biến nên rất đễ mua. Ra tiệm thuốc thú y, mua rồi xịt dẫm cát trong chuồng, trộn đều lên, sau đó để khoảng 1 ngày rồi nhốt gà vào như bình thường. Kết hợp với xịt khắp nơi xung quanh khu vực chăn nuôi là được.
Trường hợp gà đã bị mạt thì dùng thuốc này trực tiếp xịt lên người con gà, cho phơi nắng sau đó mới nhốt chuồng ( lưu ý là chuồng cần được vệ sinh như đã nói ở trên
Nên dùng thuốc vào những ngày thoáng gió, không nên dùng khi trời quá nắng hay mưa thì sẽ làm giảm hiệu quả.
Chú ý: Vì mạt gà có thể lây cho người nên tốt nhất bạn cần sủ dụng các thiết bị hỗ trợ như găng tay, khẩu trang, mặc quần áo dài tay để tránh lây cũng như tránh thuốc dính lên da.
Cách ly gà với nơi phong thuốc nửa ngày rồi mới nhốt lại.
Cách diệt mạt gà trong nhà
Nhưng khu vực xung quanh nơi nuôi nhốt gà cũng cần dọn dẹp vệ sinh để phun thuốc diệt nhằm tránh việc bỏ sót mầm bệnh.
Sử dụng 1 trong 3 loại thuốc phun sau để trị mạt trong nhà:
- Pha 100ml Permecide 50Ec với 5l nước sạch
- 50ml Fendona 10sc với 5l nước sạch
- 4g Sofac pha với 1l nước sạch.
Tiến hành phun xung quanh, chú ý sàn, vách, khe kẽ.
Cách trị mạt gà trên người
Nếu bị mạt gà dính lên người, bạn cần loại bỏ chúng ngay.
Cách tốt nhất là tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ. Những chỗ bị cắn ( vết sưng đỏ, ngứa ngáy) thì dùng thuốc bôi chuyên dụng để loại bỏ rệp mạt. Một số thuốc được khuyến cáo là histamine và corticosteroid.
Nếu bị mạt đốt nhiều quá thì nên đến cơ sở y tế để điều trị.
Trên đây là cách xử lý trị dứt điểm mạt gà hoàn toàn an toàn, không độc hại. Hy vọng anh em có thể làm theo một cách hiệu quả.
Comments are closed.