Gần đây mình nhận được khá nhiều người hỏi về cách chữa gà bị khò khè – một triệu chứng sảy ra khi gà bị lạnh, sổ mũi, hít thở khò khè vì có đờm. Vì vậy, hôm nay, mình sẽ viết bài hướng dẫn mọi người từ A- Z về biểu hiện, nguyên nhân và thuốc thuốc đặc trị gà bị khò khè. Cùng theo dõi ngay dưới đây
Theo yêu cầu của các anh em mới tập chơi gà chọi với sự đam mê và hiểu biết về kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nên hôm nay mình xin gửi tớ anh em chơi gà bài thuốc điều trị gà bị khò khè, lạnh và bị đờm.
Biểu hiện gà chọi bị khò khè
Nếu thấy gà chọi hay bị lên đờm sau khi mất sức mỗi lần tham chiến. Đây chính là tiền triệu chứng của chứng gà chọi bị khò khè. Nếu gà nặng hơn, bạn có thể nghe thấy tiếng thở khò khè của chúng. Việc này có thể dẫn đến các biến chứng khác như bệnh hen, cúm, viêm phế quản truyền nhiễm… ở gà,
Một số triệu chứng khác đi kèm đó là gà ủ rũ, vận động kém, đi ngoài phân xanh hoặc trắng.
Nguyên nhân gà bị khò khè có đờm
Thông thường, nguyên nhân chính khiến cho gà bị khò khè ( có đờm trong họng) là do bị nhiễm lạnh. Yếu tố chủ quan dẫn đến việc này là khi cho gà đá về, bạn không lau mình lại cho chúng bằng nước ấm cũng như bóp thuốc cho gà.
Nếu muốn tránh gặp trình trạng này, việc om bóp cho gà sau đá là vô cùng cần thiết. Những sư kê mới không cần sợ gà của mình bị thương vẫn còn đau mà ngưng việc này lại. Bởi om bóp không chỉ khiến sức đề kháng của gà tăng cao mà còn là liều thuốc tự nhiên giảm đau hiệu quả.
Chú ý: Hãy lau người cho gà bằng nước ấm sau đó tiến hành om bóp rượu nghệ nhẹ nhàng.
Một lý do khác khiến gà bị khò khè là chỗ nằm của chúng bị lạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính của chứng đi ỉa phân xanh rồi biến chứng năng hơn sang ủ rũ, khò khè.
Phòng bệnh gà bị khò khè.
Muốn giữ cho gà luôn khoẻ mạnh, không bị nhiễm căn bệnh này thì điều quan trọng là bạn cần chăm sóc gà đúng cách.
Bên cạnh việc vỗ nghệ cho gà sau mỗi lần xung trận như đã nói ở trên, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn dành cho gà. Sau khi đá về, hãy cho gà ăn cơm nóng và uống nước ấm để giúp chúng là nóng cơ thể cũng như tiêu hoá dễ dàng hơn khi bị đau toàn thân như vậy.
Tiếp đó là phải thường xuyên kiểm tra chuồng gà kỹ lưỡng. Chuồng phải có hệ thống sưởi để tránh cho gà bị nhiễm lạnh bằng cách lắp đèn và một số thiết bị điện làm ấm khác. Chuồng gà không nên nằm ở những hướng đón gió như Bắc, Nam.
Gà bị khò khè cho uống thuốc gì
Nếu như bạn phát hiện gà của bạn có triệu chứng sổ mũi khò khè, thì đầu tiên cần cách ly những con gà bệnh ra khỏi đàn để tránh việc sẽ nhiễm những bệnh nặng hơn.
Nếu biết cách chữa thì chú gà của bạn sẽ khỏe lại nhanh chóng thôi.
Với những con gà khò khè có đờm, bạn nên sử dụng thuốc đặc trị cho chúng. Bài thuốc dễ dàng tìm kiếm được là viên Ery. Liều lượng dùng trong khoảng 2-3 ngày, với 1 viên/ ngày, dùng cho sáng và chiều ( 1/2 viên 1 lần) trong 2 ngày đầu. Còn ngày cuối cùng, bạn cho gà uống nguyên 1 viên thuốc và buổi sáng.
Bạn có thể dùng thêm thuốc tiêu đờm cũng như thuốc đặc trị đi ngoài và 1 viên B1 nữa nhé.
Một bài thuốc đặc trị khác cho gà bị khò khè là thuốc hen đỏ. Đây cũng là thuốc trị chứng này hết sức hữu hiệu.
Cách chăm sóc gà bị khò khè
Bạn cần biết rằng, không phải cứ dùng thuốc gà gà sẽ khỏi, khi gà bị bệnh khò khè, bạn cần chăm sóc một cách kỹ lưỡng về chế độ cho ăn cũng như sinh hoạt. Ngoài cơm cho ăn bình thường, bạn có thể cho gà ăn thêm 1 chút lá trầu không ( vò nát và trộn với muối). Chú ý không cho chúng ăn mồi thời điểm này nhé.
Bên cạnh đó, để giảm bớt đờm bí cho gà đá, bạn nên để chúng chạy nhảy thoải mái. Hỗ trợ bằng cách vỗ sạch đờm bằng tay rồi vần hơi cho chúng. Bạn cũng có thể cho chúng tung vài chiều đòn để tăng khả năng đề kháng.
Trên đây chính là cách chữa trị cho gà chọi bị khò khè được dựa trên kinh nghiệm lâu năm của các siêu sư kê. Hãy áp dụng chúng một cách đầy đủ nhất nhé. Chúc chiến kê của bạn sớm khoẻ.
Comments are closed.