Gà chọi 2 bình dầu
Sách gà Phan Kim Hồng Phúc viết “Phao câu có 2 bình dầu là gà quý tướng, hiếm có, đá đâu thắng đó, gặp được mà mua về nuôi là diễm phúc. Gà 2 bình dầu tuy tướng rất tốt, nhưng cần lưu ý rằng khi có gà này không nên đem ra khoe, vì có người sành xem tướng gà, biết được quý tướng thần kê, tiếng lành đồn xa, tất nhiên người ta sẽ chạy, không chịu cáp độ, gà sẽ ế độ, rất uổng vì lúc đó chỉ để ngắm chơi mà thôi ”.
Trong phần nói về gà quý, cụ Vương Hồng Sển liệt gà “hai phao câu” vào hạng ẩn tướng. Sách gà Xuân Vũ định nghĩa gà “Lưỡng Hậu” là gà có hai phao câu hoặc 2 bình dầu. “Bình dầu” là tuyến chất nhờn nằm trên phao câu, đánh đồng bình dầu với phao câu là không chính xác, gà hai phao câu là một loại hoàn toàn khác.
Gà Móng Cổ
Theo học giả Toan Ánh, “Gà dưới cổ có vảy: đây là một loại gà rất hiếm và cũng là một loại gà rất anh hùng”. Sách gà Xuân Tùng gọi là “giáp cần”, định nghĩa như sau: “hiếm lắm, “quý kê” là nó, một vảy mọc trên cần cổ, được lông che kín, gà đứng nước cao, càng khuya càng trổ ngón độc, chơi gà có vảy này khó bại”.Có những con gà có vảy mọc ở trên mồng hoặc khu vực gần với mồng
Địa Giáp linh kê
Theo học giả Toan Ánh, “Vảy dép: vảy ở dưới bàn chân gà, loại vảy này thật hiếm”. Lòng bàn chân và các ngón thực ra vẫn có những tấm sừng nhỏ nhưng không được coi là “vảy”. Vảy (hoặc giáp) là những tấm sừng dày, to cỡ hạt bắp. Vảy có thể đóng tại chậu (tức lòng bàn chân), tại ngón hoặc cả hai, gọi chung là “vảy dép”.
Theo sách gà Xuân Tùng, trường hợp “gà có một vảy lớn dưới chậu” thì gọi là “địa giáp”. Trường hợp vảy đóng thành hàng trên các ngón trông giống như con rết thì được gọi là “vảy rết”. Căn cứ theo mô tả thì “địa giáp” và “vảy rết” là những trường hợp đặc biệt của “vảy dép”. Các đặc điểm chân cua, vảy dép, cánh đôi thường đi kèm với nhau.
Gà Trữ Thực Tả
Theo sách gà Xuân Vũ, “thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là linh kê có khả năng thực chiến rất cao.
Gà Trữ Thực Tả
Theo sách gà Xuân Vũ là link kê có cái đầu xem ra rất già, trái lại thân còn tơ”. Một số sách ghi là loại gà này có tên khác, nhìn gà này thì trẻ tuổi nhưng lại có khuôn mặt dữ và già như một “ông cụ”. Gà này đá rất hay.
Comments are closed.